Thị trường hàng hóa thế giới - http://forex-spotgold.blogspot.com/: Thế giới cần một đồng tiền toàn cầu mới





Nature Forex Chào mừng các bạn đến với Thị trường hàng hóa thế giới Forex - SpotGold - Silver - Oil, Liên hệ: 0988.504.535 hoặc 0961.32.32.88

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Thế giới cần một đồng tiền toàn cầu mới

Share |
Bài liên quan

Đồng tiền mới sẽ ngăn các nước không chạy đua tích trữ tiền và chấm dứt hệ thống chịu sự thống trị của đồng USD vốn tồn tại quá nhiều vấn đề như hiện nay.
Hệ thống tiền tệ quốc tế cần thay đổi căn bản. Hệ thống không phải nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn và nhiều yếu tố mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu thời gian gần đây, tuy nhiên hệ thống không thể giải quyết được các yếu tố đó.
Cần đến nhiều thay đổi toàn diện, khởi đầu với việc mở rộng hệ thống quyền rút tiền đặc biệt hoặc tiền cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phát hành. Trên phương diện này, G20 cần phải đi đầu.
John Maynard Keynes đã từng đề xuất về đồng tiền toàn cầu, đồng Bancor, tồn tại ở trung tâm của hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Ý tưởng này không bao giờ thành hiện thực. Thay vào đó, chúng ta có một hệ thống chịu sự thống trị của đồng USD.
Hệ thống này có một số điểm bất lợi. Thứ nhất, nó tạo ra tâm lý ám ảnh suy thoái trong và sau khủng hoảng tài chính bởi đặt gánh nặng điều chỉnh lên các nước có thâm hụt.
Thứ hai, phải kể đến sự căng thẳng trong việc sử dụng đồng USD, đồng tiền của một nước, như đồng tiền toàn cầu. Khi Mỹ chịu thâm hụt tài khoản vãng lai, biến động trên toàn cầu tăng cao.
Thâm hụt này là cần thiết để tạo ra thanh khoản dồi dào trên toàn cầu thế nhưng cũng tạo ra gánh nặng nợ nần lớn. Nếu nước Mỹ giảm thâm hụt quá nhanh, nguồn cung dự trữ toàn cầu sẽ thiếu hụt.
Phản ứng đối với bất ổn tài chính toàn cầu tạo ra vấn đề thứ 3, khi đó nhóm nước phát triển tích trữ dự trữ lớn để tự bảo vệ cho họ khỏi khủng hoảng cán cân thanh toán trong tương lai. Dù bằng cách này, họ tự bảo vệ được mình trong khủng hoảng như khiến yếu tố mất cân bằng trên toàn cầu tăng.
Thập niên 1960, một đồng tiền ít mang tính toàn cầu hơn đã được tạo ra: SDR. Đồng tiền được phát hành bởi IMF khi số lượng thành viên đồng ý đủ đạt ngưỡng.
Giá trị đợt phát hành lần gần nhất tương đương khoảng 250 tỷ USD được coi như phản ứng phù hợp sau khi tín dụng tư nhân quốc tế sụp đổ sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng lên tăng trưởng kinh tế được giảm nhẹ.
Hiện nay, theo cách tương tự, cần tăng vai trò của SDR, vừa thông qua đợt phát hành mới và vai trò của SDRs trong hoạt động tín dụng của IMF.
Có thể phát hành SDR trong trưởng hợp dòng vốn tư nhân sụt giảm hay giá hàng hóa toàn cầu đi xuống mạnh. Nhóm nước chịu thâm hụt như Pakistan hay Ai Cập sẽ có thể chống đỡ tốt hơn nếu phải đương đầu với cú sốc bên ngoài.
Cụ thể hơn, G20 cần khuyến khích IMF phát hành lượng SDRs lớn trong 3 năm tới, trị giá mỗi năm khoảng 390 tỷ USD. Động thái này mang đến nhiều tác dụng tích cực.
Nó làm giảm đi nỗi lo sợ suy thoái bằng cách cho phép các Ngân hàng Trung ương đổi SDRs lấy tiền, ví như USD hay euro và dùng tiền đó để nhập khẩu.
Như vậy, các nước sẽ không cần phải dự trữ nhiều tiền. Trên phạm vi hẹp hơn, khi có thêm SDRs, kinh tế thế giới sẽ hồi phục mà không phải đương đầu với lạm phát.
Khi nhu cầu dự trữ ngoại tệ giảm đi, yếu tố bất ổn toàn cầu cũng giảm.
Ngoài ra, cũng cần đến các biện pháp mới để đong đếm tính hiệu quả của SDRs. IMF có thể sử dụng SDRs để cho nhóm nước cần tiền trong ngắn hạn vay. Cuối cùng, SDR có thể trở thành công cụ cấp vốn chủ yếu, hoặc duy nhất của IMF.
Hơn thế nữa, khi khủng hoảng đồng loạt xảy ra tại nhiều nước giống như khủng hoảng Đông Á năm 1998, hoạt động tín dụng của IMF có thể được thực hiện thông qua việc phát hành SDR với số lượng không hạn chế.
Khi kinh tế toàn cầu đã hồi phục hoặc tăng trưởng, có thể ngừng phát hành hoặc thu hồi lại SDRs. IMF sẽ có vai trò lớn hơn trong tạo thanh khoản va chặn được xu thế sợ hãi suy thoái và lạm phát ở các thời điểm khác nhau.
Tất cả các yếu tố này sẽ đóng góp quan trọng giúp đảm bảo ổn định toàn cầu mà không thay đổi căn bản hệ thống tiền tệ hiện nay. Đồng USD sẽ vẫn được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch cá nhân, thay đổi này dễ chấp nhận hơn so với nước Mỹ.
Tác giả bài viết là chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz, người đã từng nhận giải Nobel kinh tế năm 2001 và hiện đang giảng dạy tại đại học Colombia University.
Bài viết này được trích ra từ tuyên bố của ông Stiglitz và 17 chuyên gia kinh tế hàng đầ khác trong một buổi họp mới đây tại Bắc Kinh.
Ngọc Diệp
Theo FT

Related Posts by Categories



Widget by Hoctro | Blogger Custom

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Các bài viết