Thị trường hàng hóa thế giới - http://forex-spotgold.blogspot.com/: Lý thuyết Sóng Elliot





Nature Forex Chào mừng các bạn đến với Thị trường hàng hóa thế giới Forex - SpotGold - Silver - Oil, Liên hệ: 0988.504.535 hoặc 0961.32.32.88

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Lý thuyết Sóng Elliot

Share |
Bài liên quan

 
Lý thuyết Sóng Elliot là một hình thái của phân tích kỹ thuật nhằm dự đoán xu hướng của thị trường tài chính và các hoạt động khác. Nó được đặt tên theo Ralph Nelson Elliott (1871–1948), là một kế toán đã phát triển lý thuyết trên vào những năm 1930, ông ta đã cho rằng giá thị trường có thể được biểu thị ở những mẫu hình cụ thể; mà ngày nay chúng ta gọi là sóng Elliot. Elliot công bố nghiên cứu về hành vi thị trường của mình trong tác phẩm Lý thuyết Sóng (1938) (The Wave Principle), trong một loạt nghiên cứu trên tạp chí Thế giới tài chính (Financial World)  năm 1939, và gần như đầy đủ trong tác phẩm lớn của mình Quy luật tự nhiên-Bí mật vũ trụ (1946) (Nature’s Laws – The Secret of the Universe). Elliot lập luận rằng vì bản thân con người là những nhịp điệu nên họat động và quyết định của họ có thể dự đóan được bằng những nhịp điệu. Các nhà phê bình cho rằng Lý thuyết Sóng Elliot là giả tạo và đi ngược lại những giả thuyết về thị trường hiệu quả.
Phác thảo tổng quát
Lý thuyết sóng thừa nhận vai trò của tâm lý số đông nhà đầu tư (tâm lý bầy đàn) chuyển từ trạng thái lạc quan sang bi quan và ngược lại. Sự biến chuyển này tạo ra các mô hình, và được chứng minh qua biến động giá thị trường ở mọi cấp độ xu hướng.
Từ bài nghiên cứu của R.N.Elliot “Cơ sở của Lý thuyết Sóng”, 10/1940
Trên thực tế, tất cả sự phát triển là kết quả của quá trình nghiên cứu kinh tế xã hội học của con người đều tuân theo một quy luật lặp đi lặp lại tương tự nhau và liên tục trong một chuỗi các sóng với số và mô hình xác định. Mẫu hình của R.N.Elliot, trong Nature’s Law (Quy luật tự nhiên): Bí mật của Vũ trụ cho  ta biết rằng giá của thị trường thay đổi giữa 5 sóng và 3 sóng ở tất cả các cấp độ trong một xu hướng, như minh họa. Khi các sóng này  phát triển, giá cao hơn sẽ được biểu hiện ở hình học phân số. Trong một xu hướng chính, sóng 1,3 và 5 là sóng “động” và mỗi sóng “động” chia thành 5 sóng nhỏ hơn. Sóng 2 và 4 là sóng “nghịch” (corrective), và chia thành 3 sóng nhỏ. Trong một thị trường giá đi xuống, xu hướng chủ luôn ở chiều đi xuống, do đó mô hình là đảo ngược- 5 sóng xuống và 3 sóng lên. Sóng động luôn đi cùng chiều với xu hướng, trong khi sóng nghịch luôn vận động theo chiều ngược lại
Cấp độ
Các mô hình liên kết để tạo nên cấu trúc 5 và 3 sóng mà bản thân sóng đó là sóng cơ sở cho các sóng khác ở cấp độ tăng lên. Lưu ý điểm thấp hơn của ba chu kỳ lý tưởng. Trong chuỗi 5 sóng đầu tiên, sóng 1,3,5 là sóng động, trong khi sóng 2 và sóng 4 là sóng nghịch. Điều này báo hiệu sự vận động của sóng lên 1 nấc cáo hơn. Nó cũng báo hiệu sự khởi đầu của ba sóng nghịch nhỏ. Sauk hi 5 sóng ban đầu tăng và 3 sóng giảm, quy luật này lặp lại và xuất hiện hình học  fractal/ Một mô hình sóng động hoàn chỉnh là 89 sóng, theo sau là 55 sóng ngược
Mỗi cấp độ hay mô hình trong thị trường tài chính đều có một cái tên. Các nhà giao dịch thường sử dụng các biểu tuợng cho mỗi sóng để xác định chức năng và cấp độ- dùng chữ số cho các sóng động, các chữ cái cho sóng đảo ngược (biểu thị bằng điểm cao nhất của ba chuỗi lý tưởng của cấu trúc hoặc cấp độ sóng). Sóng cùng một cấp độ có các kích thước và độ dài khác nhau.
Phân loại sóng da dạng, các nhà giao dịch thường áp dụng trật tự tiêu chuẩn của các cấp độ (theo khoản thời gian xác định trước)
1.      nhiều thế kỷ
2.      nhiều thập kỷ (từ 40-70 năm)
3.      một năm cho đến vài năm) (hoặc thậm chí vài thập kỷ theo sự Mở rộng của Elliot)
4.      vài tuần cho đến vài tháng
5.      vài tuần cho đến vài tháng
6.      theo tuần
7.      theo ngày
8.      theo giờ
9.      theo phút
Đặc điểm hành vi và dấu hiệu sóng?
Các  nhà phân tích Sóng Elliot (hay còn gọi là Elliotticians) cho rằng không cần thiết phải xem xét biểu đồ giá để xác định khi nào thị trường trong mô hình sóng. Mỗi sóng có một “signature” riêng thường phản ánh tâm lý của từng khoảnh khắc. Hiểu cách thức và lý do sóng hình thành là chìa khóa để áp dụng Nguyên lý Sóng; cách hiểu đó bao hàm cả việc thừa nhận các đặc điểm được miêu tả dưới đây. Những đặc điểm này của sóng trong thị trường giả định cổ phiếu đang lên. Các đặc điểm áp dụng ngược lại trong thị trường đi xuống.
Mô hình 5 sóng (xu hướng chính)
Mô hình 3 sóng (xu hướng ngược)
Sóng 1: Sóng hiếm khi rõ ràng khi hình thành. Khi sóng đầu tiên của đợt thị trường tăng bắt đầu, tin cơ bản gần như là tiêu cực ở toàn cầu. Xu hướng trước đó được xem là vẫn còn hiệu lực. Các nhà phân tích cơ bản tiếp tục xét lại các dự đoán lợi nhuận thấp hơn; nền kinh tế có thể là không còn mạnh. Các cuộc điều tra cảm xúc cho thấy thị trường đi xuống, các quyền chọn bán được ưa thích và độ biến động ngầm của thị trường quyền chọn đang cao. Khối lượng giao dịch dường như tăng một chút khi giá tăng, nhưng không đủ để cảnh báo các nhà phân tích kỹ thuật.
Sóng A: Các sóng đảo ngược khó xác định hơn các biến động xung lực. Trong Sóng A của thị trường đi lên, các thông tin cơ bản thường tích cực. Hầu hết các nhà đầu tư xem sự đi xuống là một đường đảo ngược vẫn còn hoạt động trong một thị trường đi lên. Một số chỉ dẫn kỹ thuật chỉ ra rằng theo sóng A là một khối lượng đang tăng, mức biến động tăng trong thị trường quyền chọn và lãi suất mở có thể tăng ở các thị trường tương lai liên quan.
Sóng 2: Sóng 2 đảo ngược so với sóng 1, nhưng có thể không bao giờ mở rộng hơn điểm khởi đầu của sóng 1. Thường là thông tin vẫn xấu. Khi giá trước đó thấp, cảm xúc giá giảm nhanh chóng hình thành, và “đám đông” vẫn tin là thị trường vẫn đi xuống. Một số dấu hiệu tích cực xuất hiện đối với những người quan sát: khối lượng thấp hơn sóng 2 trong khi trong suốt thời gian của sóng 1, giá không truy hồi nhiều hơn 61.8% (tham khảo phần Fibonacci) dưới đây của sóng 1, và giá giảm ở mô hình sóng 3
Sóng B: Giá đảo ngược cao hơn là sự khẳng định của thị trường đi lên đã hết. Những nhà phân tích kỹ thuật cổ điển có thể thấy các đỉnh như trong mô hình đầu vai. Khối lượngsuốt thời kỳ sóng B nên thấp hơn sóng A. Với điểm này, các phân tích cơ bản không được cải thiện, nhưng hầu như không có giá trị âm
Sóng 3: Sóng 3 là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong một xu hướng (mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong thị trường hàng hóa, sóng 5 là lớn nhất). Thông tin tích cực và nhà phân tích cơ bản tăng dự đoán lợi nhuận. Giá tăng nhanh chóng và hầu hết các nhân tố thị trường là âm; nhưng với điểm giữa của sóng 3, “đám đông” sẽ tham gia sóng hướng lên mới. Sóng 3 thường mở rộng hơn sóng 1 theo tỷ lệ 1.618:1.
Sóng C: Giá biến động thấp hơn so với 5 sóng. Khối lượng giao dịch tăng và đến chân sóng C, hầu như mọi người nhận ra thị trường đã bị bao quanh. Sóng C thường rộng như sóng A và thường mở rộng gấp 1.618 lần sóng A trước đó.
Sóng 4: Sóng 4 thường rõ ràng là sóng đảo ngược. Giá có thể đi theo đường sideway từ chu kỳ mở rộng trước đó và sóng 4 thường truy hồi ít hơn 38.2% của sóng 3. Khối lượng thấp hơn sóng ba. Đây là vị trí tốt để mua giá thấp hơn nếu bạn dự đoán được sóng 5. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở sóng 4 là thường rất khó tính toán

Sóng 5: Sóng 5 là chân cuối cùng trong xu hướng chính. Thông tin tích cực trên phạm vi tòan cầu và tất cả đều là xu hướng đi lên. Đây là lúc mà các nhà đầu tư bình thường mua vào, trước khi ở đỉnh. Khối lượng giao dịch sóng 5 thấp hơn sóng 3 và nhiều chỉ dẫn xung lượng bắt đầu cho thấy sự phân kỳ (giá đạt điểm cao mới, chỉ dẫn không đạt đỉnh mới). Vào cuối thời điểm thị trường đi lên, thị trường đi xuống trở nên buồn cười (gợi lại dự đoán về một đỉnh trong thị trường chứng khóan trong suốt năm 2000)
Sự công nhận mô hình và các fractals
Mô hình thị trường của Elliot dựa trên việc xem xét các biểu đồ giá. Những người nghiên cứu sự vận động của chuyển động giá phân biệt sóng và các cấu trúc sóng, và nhận thức được rằng giá tiếp theo sẽ như thế nào; đo đó sự ứng dụng nguyên tắc sóng là một hình thức của sự công nhận mô hình
Cấu trúc Elliot cũng đáp ứng định nghĩa thông thường fractal (các mô hình xuất hiện ở các cấp độ của xu hướng). Những người nghiên cứu Sóng Elliot cho rằng các fractal xuất hiện một cách tự nhiên và thường mở rộng và tăng trưởng phức tạp theo thời gian, các mô hình biểu thị tâm lý tập thể của con người trong các mô hình tự nhiên, thông qua các quyết định mua và bán phản ánh giá thị trường:”Đôi khi dường như chúng ta được lập trình bằng toán học . Ốc biển, ngân hà, hoa tuyết hoặc con người: tất cả chúng ta đều tuân theo một trình tự chung”
Mối quan hệ Fibonacci
Phân tích của R.N.Elliot về các đặc tính tóan học của các sóng và mô hình cuối cùng đã khiến ông ta phải kết luận răng “ Dãy số Fibonacci là cơ sở của Lý thuyết Sóng”. Các con số trong chuỗi Fibonacci được lặp lại trong cấu trúc sóng Elliot, bao gồm sóng hoạt động (1,3,5) và sóng chu kỳ đơn (5 lên, 3 xuống=8 sóng), và sóng hoàn chỉnh(89 sóng) và sóng đảo ngược (55 sóng). Elliot phát triển mô hình thị trường trước khi ông ta nhận ra rằng nó phản ánh chuỗi Fibonacci. “Khi tôi phát hiện ra Nguyên lý sóng của xu hướng thị trường, tôi chưa bao giờ biết đến Chuỗi Fibonacci hoặc Định lý Pitago”
Chuỗi Fibonacci thường gắn liền với Tỷ lệ vàng (1.618). Các nhà nghiên cứu thường sử dụng tỷ lệ này và tỷ lệ liên quan để thiết lập mức hỗ trợ và kháng cự cho sóng thị trường, được gọi là điểm giá để xác định tham số của xu hướng
Giáo sư tài chính Roy Batchelor và nhà nghiên cứu Richard Ramyar, Cựu Giám đốc của Hiệp hội nhà phân tích kỹ thuật Vương quốc Anh và Chủ tịch Nhóm Nghiên cứu quản lý tài sản tại Reuteur Lipper, nghiên cứu liệu rằng có phải tỷ lệ Fibonacci xuất hiện không ngẫu nhiên trong thị trường chứng khoán, như mô hình Elliot dự đoán. Các nhà nghiên cứu cho rằng “ý tưởng rằng giá truy hồi theo tỷ lệ Fibonacci hoặc biểu đồ dạng chấm của xu hướng trước đó là thiếu các cơ sở khoa học. Họ cũng cho biết “không có sự khác biết nào giữa các tần số mà ở đó giá và tỷ lệ thời gian xuất hiện trong các chu kỳ của Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones, và các tần số mà chúng tôi kỳ vọng sẽ xuất hiện bất kỳ trong một chuỗi thời gian đó.
Robert Prechter phản hồi lại nghiên cứu của Batchelor-Ramyar, cho rằng “không nên thử thách tính hiệu lực của bất kỳ khía cạnh nào của Lý thuyết Sóng…nó hỗ trợ các nghiên cứu của các nhà lý thuyết sóng,”và  rằng bởi vì các tác giả đã nghiên cứu tỷ lệ giữa giá trong xu hướng đã được chọn lọc hơn là sóng Elliot, “các phương pháp của họ sẽ không đề cập đến các quan điểm thực tế của những nhà lý thuyết sóng, và cho rằng số liệu này cho thấy “Tỷ lệ  Fibonacci không thường xuyên xuất hiện trong thị trường chứng khoán hơn một môi trường bất kỳ”
Minh họa Lý thuyết Sóng Elliot và Mối quan hệ với Fibonacci
Theo sakuragi_indofx, “Giao dịch không bao giờ dễ dàng” Tháng 12/2007
Biểu đồ Cặp tiền tệ GBP/JPY là minh họa cho đường truy hồi thứ 4 rõ ràng đã dừng từ 38.2% và 50% của đường truy hồi Fibonacci của sóng hoàn chỉnh thứ ba. Biểu đồ cũng nhấn mạnh cách thức mà Lý thuyết Sóng Elliot phối hợp với các xu hướng phân tích kỹ thuật như là ngưỡng hỗ trợ trước đó (đáy của sóng 1) và như là ngưỡng kháng cự cho sóng 4.  Số lượng sóng trong biểu đồ có thể vô hiệu lực nếu cặp tiền tệ GBP/JPY di chuyển dưới điểm thấp của sóng 1
Sau Elliott
Sau khi Elliott ra đi năm 1948, các nhà kỹ thuật thị trường và các chuyên gia tài chính khác đã tiếp tục sử dụng lý thuyết sóng và đưa ra dự đoán cho nhà đầu tư. Charles Collins, người đã cho in tác phẩm “Lý thuyết Sóng” của Elliott và giới thiệu lý thuyết của Elliott đến Phố Wall, đưa những đóng góp của Elliott đối với phân tích kỹ thuật ngang hàng với Charles Dow. Hamilton Bolton, tác giả của “Nhà phân tích Tín dụng Ngân hàng” cung cấp phân tích sóng cho đông đảo độc giả trong những năm 1950-1960. Bolton giới thiếu Lý thuyết Sóng Elliot cho A.J.Frost, ngưới viết các bài phân tích tài chính hàng tuần trên Tạp chí Financial News Network vào những năm 1980. Frost là đồng tác giả của tác phẩm Lý thuyết Sóng Elliott với Robert Prechter năm 1979.
Phát hiện lại và giới thiệu ra công chúng
Robert Prechter tình cờ tiếp cận tác phẩm của Elliott trong khi làm việc khi đang là một nhà kỹ thuật thị trường tại Merrill Lynch. Ông ta là nhà dự đoán thị trường nổi tiếng trong thời kỳ thị trường tăng giá những năm 1980, đã đưa lý thuyết của Elliot ra đông đảo công chúng và ngày nay Prechter vẫn là nhà phân tích nối tiếng nhất về Elliot.
Trong số những nhà kỹ thuật thị trường, phân tích sóng vẫn được chấp nhận rộng rãi là một phần của thương mại. Lý thuyết Sóng Elliott là một trong những phương pháp được các bài thi mà các nhà đầu tư cần vượt qua để có thể nhận được chứng chỉ của Chartered Market Technician-CMT và chứng chỉ chuyên môn của  Hiệp hội các nhà kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association-MTA).
Robin Wilkim, người đứng đầu của Chiến lược kỹ thuật giao dịch Hàng hóa và ngoại hối toàn cầu tại JP Morgan Chase, cho rằng “Lý thuyết Sóng Elliott cung cấp các khả năng cũng như khung thời điểm để tham gia hay rút lui thị trường cụ thể, tùy lợi nhuận hay thua lỗ”
Jordan Kotick, Người đứng đầu của Chiến lược kỹ thuật toàn cầu tại Barclays Capital và cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường, cho biết các phát hiện của R.N.Elliott đã vượt thời đại. Thực sự trong vòng một vài thế kỷ gần đây, các kiến thức hàn lâm đã chấp nhận những ý tưởng của Elliott và ủng hộ nhiệt tình cho sự tồn tại của các Hình học Fractal trong thị trường tài chính.
Trong một tác phẩm của nhà vật lý Didier Sornette, giáo sư thỉnh giảng tại Văn phòng khoa học không gian và trái đất và Viện địa vật lý học và vật lý địa cầu tại UCLA. Trong một bài báo mà ông ta là đồng tác giả năm 1996 (“Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, điềm báo và những bản sao”), ông ta viết rằng
“Có một điều thú vị là cấu trúc theo chu kỳ logarite trong tài liệu này có những đặc điểm tương đồng với phân tích kỹ thuật sóng của Elliott…Ngành tài chính học thuật và các tổ chức giao dịch và gần đây nhất là các nhà vật lý (sử dụng một số công cụ thống kê được phát triển để xử lý các chuỗi thời gian) nỗ lực phân tích các dữ liệu đã qua để thu thập thông tin tương lai. Kỹ thuật sóng Elliot có lẽ là nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này. Chúng tôi nghiên cứu “Sóng Elliott” dựa trên cơ sở chủ yếu của các nhà phân tích tài chính, có thể được xem là dấu hiệu của cấu trúc cơ bản thị trường chứng khoán”
Paul Tudor Jones, một nhà giao dịch hàng hóa tỷ phú đã gọi những dòng chữ trong tác phẩm của Prechter và Frost là “kinh điển” và là một trong những “Thánh kinh của giới kinh doanh”
“[McGee và Edwards], Xu hướng phân tích kỹ thuật của chứng khoán và Lý thuyết Sóng Elliott rất cụ thể và theo một cách có hệ thống để tiếp cận những tỷ lệ lãi/lỗ để tham gia vào hợp đồng kinh doanh, khiến cho mỗi giao dịch đều hợp lý và được thực thi một cách cẩn trọng"

Related Posts by Categories



Widget by Hoctro | Blogger Custom

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Các bài viết