Bài liên quan
Đây là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong buổi họp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM về chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm.
Theo đó, trần lãi suất huy động vẫn là 14% một năm, lãi suất huy động USD là 2% một năm và sẽ đình chỉ hoạt động ngân hàng nào để tăng trưởng tín dụng vượt 20% trong năm 2011.
Ngân hàng Nhà nước quy định đến 30-6, các ngân hàng thương mại phải giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất xuống còn 22% tổng dư nợ. Nhưng một số ngân hàng cho biết “không thể làm nhanh đến thế”. Ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc VietAbank, bày tỏ: “Dư nợ bất động sản phi sản xuất của chúng tôi từ 34% một năm đến 30/6 cũng chỉ có thể giảm xuống 31% và cuối năm chỉ về đến 28%. Mặc dù không tăng dư nợ phi sản xuất, nhưng do kỳ hạn chưa đến, ngân hàng không thể xử lý bằng cách thu trước hạn của khách hàng”. Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, cũng đồng ý: “Yêu cầu đưa dư nợ phi sản xuất về 16% vào cuối năm nay là khó khăn. Các hợp đồng đã ký năm ngoái nhưng thời hạn vay từ 2 đến 5 năm nên thay đổi thì không được”.
Chưa khẳng định sẽ phạt hay không phạt ngân hàng không “kéo” dư nợ phi sản xuất xuống dưới 22% trước 30-6, ông Giàu khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không yêu cầu giảm tuyệt đối nhu cầu tín dụng phi sản xuất mà chỉ yêu cầu giảm cơ cấu theo kiểu “siết chặt”. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại cẩn trọng trong cho vay phi sản xuất, vì “3 năm nay, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn cảnh báo về vấn đề cho vay này”. Hiện nay, có đến 16 ngân hàng có dư nợ phi sản xuất trên 22% trong tổng dư nợ.
Con số Ngân hàng Nhà nước đưa ra, 5 tháng đầu năm, lãi suất huy động bình quân VND của các ngân hàng thương mại là 15,5% một năm, lãi suất cho vay VND 18,74%, tăng 3,74% một năm so với năm 2010. Cho vay sản xuất bình quân là 18 - 19% một năm, phi sản xuất 22 - 25%. Hiện tại, lãi suất liên ngân hàng đã giảm, qua đêm chỉ còn 13 - 14% mỗi năm, kỳ hạn 1 tuần là 15 - 16%, thanh khoản đã có dấu hiệu ổn định. Những kết quả đó Ngân hàng Nhà nước cho rằng có thể thực hiện được việc kiểm soát tín dụng dưới 20%, giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất và tăng mạnh cho nông nghiệp nông thôn.
Dù còn một số quan ngại về trần lãi suất huy động 14% một năm, nhưng nhiều ngân hàng thương mại đồng tình không để tăng trưởng tín dụng vượt mức 20% . Ông Giàu, khẳng định: “Ngân hàng Nhà nước sẽ theo các chỉ tiêu của Thủ tướng công bố về GDP, lạm phát… để điều hành chặt chẽ, linh hoạt, không nới lỏng. Các ngân hàng thương mại phải tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Các công cụ lãi suất như lãi suất trên thị trường mở (OMO) sẽ từ 10 -15%, TCV từ 4 - 9%. Đối với ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ có yêu cầu chỉ cho vay 18% một năm”.
Ngân hàng Nhà nước quy định đến 30-6, các ngân hàng thương mại phải giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất xuống còn 22% tổng dư nợ. Nhưng một số ngân hàng cho biết “không thể làm nhanh đến thế”. Ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc VietAbank, bày tỏ: “Dư nợ bất động sản phi sản xuất của chúng tôi từ 34% một năm đến 30/6 cũng chỉ có thể giảm xuống 31% và cuối năm chỉ về đến 28%. Mặc dù không tăng dư nợ phi sản xuất, nhưng do kỳ hạn chưa đến, ngân hàng không thể xử lý bằng cách thu trước hạn của khách hàng”. Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, cũng đồng ý: “Yêu cầu đưa dư nợ phi sản xuất về 16% vào cuối năm nay là khó khăn. Các hợp đồng đã ký năm ngoái nhưng thời hạn vay từ 2 đến 5 năm nên thay đổi thì không được”.
Chưa khẳng định sẽ phạt hay không phạt ngân hàng không “kéo” dư nợ phi sản xuất xuống dưới 22% trước 30-6, ông Giàu khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không yêu cầu giảm tuyệt đối nhu cầu tín dụng phi sản xuất mà chỉ yêu cầu giảm cơ cấu theo kiểu “siết chặt”. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại cẩn trọng trong cho vay phi sản xuất, vì “3 năm nay, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn cảnh báo về vấn đề cho vay này”. Hiện nay, có đến 16 ngân hàng có dư nợ phi sản xuất trên 22% trong tổng dư nợ.
Con số Ngân hàng Nhà nước đưa ra, 5 tháng đầu năm, lãi suất huy động bình quân VND của các ngân hàng thương mại là 15,5% một năm, lãi suất cho vay VND 18,74%, tăng 3,74% một năm so với năm 2010. Cho vay sản xuất bình quân là 18 - 19% một năm, phi sản xuất 22 - 25%. Hiện tại, lãi suất liên ngân hàng đã giảm, qua đêm chỉ còn 13 - 14% mỗi năm, kỳ hạn 1 tuần là 15 - 16%, thanh khoản đã có dấu hiệu ổn định. Những kết quả đó Ngân hàng Nhà nước cho rằng có thể thực hiện được việc kiểm soát tín dụng dưới 20%, giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất và tăng mạnh cho nông nghiệp nông thôn.
Dù còn một số quan ngại về trần lãi suất huy động 14% một năm, nhưng nhiều ngân hàng thương mại đồng tình không để tăng trưởng tín dụng vượt mức 20% . Ông Giàu, khẳng định: “Ngân hàng Nhà nước sẽ theo các chỉ tiêu của Thủ tướng công bố về GDP, lạm phát… để điều hành chặt chẽ, linh hoạt, không nới lỏng. Các ngân hàng thương mại phải tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Các công cụ lãi suất như lãi suất trên thị trường mở (OMO) sẽ từ 10 -15%, TCV từ 4 - 9%. Đối với ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ có yêu cầu chỉ cho vay 18% một năm”.
Theo Phương Nhi (Đất Việt)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét