Bài liên quan
- Chicago Purchasing Manager's index (PMI): Báo cáo này dựa vào một cuộc khảo sát gồm hơn 200 giám đốc bán hàng trong khu vực chicago và được coi là báo cáo dự báo tổng thể tình hình sản xuất trong nước.
Báo cáo giúp dự đoán kết quả của một bản báo cáo quan trọng khác là ISM index, yếu tố chính về tổng quan các hoạt động kinh doanh trong nước. Báo cáo ISM này thường ra sau báo cáo PMI một ngày làm việc. Tương tự như các báo cáo khác, chỉ số ra trên 50 biểu thị sự phát triển còn bất cứ một chỉ số nào dưới 50 đều là dấu hiệu của sự tụt giảm trong hoạt động sản xuất.
Nguồn: Tổ chức Chicago Purchasing
Báo cáo ra vào lúc 10h sáng EST vào ngày làm việc cuối cùng hàng tháng.
- Philadelphia (Philly) Fed Manufacturing Index: Chỉ số này là một chỉ số về điều kiện sản xuất trong vùng liên bang Philadelphia. Tuy nhiên chỉ số này được rất nhiều người theo dõi vì nó đại diện cho một phần đặc biệt của toàn bộ nền sản xuất ở Mỹ. Báo cáo Philly cung cấp một cái nhìn tổng thể về nền sản xuấat, sự năng xuất và đánh giá sự phát triển. Vì sản xuất là một lĩnh vực trọng điểm nên báo cáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường. Cùng với PMI, Philly Fed Index giúp đoán kết quả của một chỉ số khác được mong đợi hơn rất nhiều – ISM- một chỉ số chủ chốt về tổng thể các hoạt động kinh tế. Chỉ số trên 50 phản ánh sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất trong khi chỉ số dưới 50 biểu thị sản xuất chậm phát triển và ko được đánh giá tốt cho lắm.
Tin ra từ nguồn Philadelphia Federal Reserval Bank ( Ngân Hàng dự trữ liên bang Philadelphia) vào hồi 10 sáng EST thứ 5 lần thứ 3 hàng tháng.
- Personal Income and consumption: Báo cáo về thu nhập cá nhân (Personal Income report) còn được biết đến dưới cái tên (Personal Income & Outlays) là một thước đo mang tính vĩ mô về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, và nắm bắt được hiện trạng của một lĩnh vực chủ chốt trong kinh tế. Nguyên bản báo cnày vốn là một phần của báo cáo tài khoản GDP quốc gia hàng quý. Tuy nhiên hiện nay báo cáo đã được công bố hàng tháng như một phần hoàn toàn riêng biệt. Thu nhập cá nhân đại diện cho tất cả các nguồn thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ tả các nguồn, bao gồm, lương tuần, lương tháng, các thu nhập lao động khác ( bảo hiểm sức khoẻ, lương hưu ...) thu nhập của các chủ nông trang và những chủ doanh nghiệp bình thường., thu nhập cho thuê nhà, cổ tức, lãi xuất thu nhập cá nhân, và cu nhập nhận được từ doanh nghiệp hay chính phủ.
- Personal Outlays, hay consumer spending ( tạm dịch là chi tiêu cá nhân) bao gồm những hoạt động mua bán tiêu thụ cá nhân (các mặt hàng lâu bền, ko bền, các dịch vụ), lãi xuất được ngân hàng trả cho doanh nghiệp, và các giao dịch trả tiền đi nứơc ngoài. Sức tiêu thụ của khách hàng nhiều hơn chỉ giúp các công ty giàu hơn, tăng lãi, và sinh lời cho thị trường chứng khoán. Chỉ số càng cao thì kinh tế càng mạnh. Tuy nhiên, tiêu thụ cá nhân có thể rất khác nhau dựa trên một mức cơ bản gồm rất nhiều yếu tố. Các hoạt động bán lẻ ( đặc biệt là những mặt hàng đắt đỏ như tự động hoá) sa thải và những chuyển biến của tỉ lệ lãi xuất ngân hàng có thể ảnh hưởng đến mức bán hàng trong một tháng cụ thể. Hãy tìm sự thay đổi trong lương tháng và lương tuần (salary and wages). Sự thay đổi lớn cỡ nào? Và liệu sự thay đề thu nhập cá nhân có phải chỉ xúât hiện chủ yếu ở các mặt hàng lâu bền, ko lâu bền hay các dịch vụ khác ko?
Tin ra từ nguồn Bộ phân tích kinh tế, BEA, Ban thương nghiệp, vào 8h30 sáng EST ngày đầu tiên hàng tháng.
- Employment Cost Index (ECI): ECI ( tạm dịch là chỉ số chi phí nhân công) là một báo cáo hàng quý được dùng để đánh giá lợi tức các công nhân (hưởng lương tuần và lương tháng) bao gồm cả sự thay đổi về giá nhân công. Giá trị của ECI là ở chỗ nó được dùng để đánh giá chủ yếu về lạm phát. ECI bao gồm 2 yếu tố: lương tuần và lương tháng ( chiếm 75%) bao gồm thu nhập, thưởng, hoa hồng, trợ cấp chi tiêu, và chi phí mà chủ công phải trả cho quyền lợi của nhân công ( chiếm 25%), bao gồm làm việc quá giờ, lợi tức bảo hiểm, và các kế hoạch lương hưu cũng như tiết kiệm. Ý tưởng đằng sau sự phân tích chỉ số này là khi áp lực về lương tăng thì lạm phát cũng tăng bởi vì lợi tcó xu thế tăng trước khi các công ty tăng giá khách hàng.
Khi ECI thể hiện xu hướng tăng hoặc ghi dấu một sự nhảy vọt hơn hẳn mong đợi trong 1 khoảng thời gian cụ thể, điều đó thể hiện, lạm phát đang gia tăng. Thêm vào đó, khi lạm phát tăng, tổng sản lượng và tỉ lệ lãi xuất ngân hàng cũng tăng, dẫn đến trái phiếu giảm giá.
Tin ra từ nguồn bộ thống kê lao động, ban lao động lúc 8h30 sáng các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
- Durable goods orders: còn được gọi là Advance Report on Durable Goods Manufactures' Shipment &Orders ( tạm dịch là báo nâng cao về các đơn đặt hàng và các chuyến chuyển hàng của các nhà sản xuất mặt hàng bền lâu), báo cáo này cung cấp số lượng khoảng bao nhiêu chuyến vận chuyển các mặt hàng lâu bền ( tức là các mặt hàng có tuổi thọ trung bình từ 3 năm trở lên) và những đơn đặt hàng chưa thực hiện của mặt hàng này . Yếu tố này là thước đo về sản xuất và việc làm trong lĩnh vực mặt hàng lâu bền.
Một chỉ số gia tăng biểu thị nhu cầu và sức sản xuất đang tăng mạnh ( và theo đó giá tiền cũng tăng lên) trong khi một chỉ số thụt giảm thể hiện nhu cầu và sản xuất yếu kém hơn. Durable Goods Orders là 1 trong những yếu tố biểu thị sớm nhất nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp đối với các loại dụng cụ. Mức tiêu thủa các mặt hàng tăng giúp làm giảm đi khả năng lạm phát.
Tin từ bộ điều tra số liệu, ban thương mại vào lúc 8h30 sáng khoảng 26 hàng tháng.
- Industrial Production and Capacity Utilization: Tỉ lệ Industrial Production and Capacity Utilization là những yếu tố chủ chốt biểu thị hiện trạng của một nền kinh tế và những khâu của vòng tròn kinh tế. Đặc biệt Industrial Production phản ánh mức đầu ra của các ngành công nghiệp như mỏ quặng, sản xuất, và các dịch vụ cộng đồng, và đóng vai trò như một yếu tố chính (lương cao) cho thị trường việc làm của các ngành sản xuất. Vì vậy, nó đóng một vai trò đặc biêệ quan trọng trong sự thay đổi về thu nhập cá nhân. Tỉ lệ Capacity Utilization đánh giá mức độ sản xuất theo số lượng sản xuất, và thường được dùng để theo sức ép lạm phát được gây ra bởi sức ép của các nguồn cung và các chi tiêu đầu tư chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất.
Industrial Production được quyết định bởi nguồn cầu và sản xuâất là yếu tố chủ chốt một nền kinh tế. Chỉ số mở ra cánh cửa dẫn đến lĩnh vực sản xuất và có những liên hệ tới phần khách hàng qua những y yếu tố như công việc lương cao, cũng như có liên quan tới lĩnh vực dịch vụ và các hoạt động xây dựng.
Capacity Utilization rates, ngược lại, lại được sử dụng để nắm bắt xem liệu nền kinh tế còn có thể phát triển ở tỉ lệ nhanh hơn được nữa ko. Liệu mức sử dụng có thể được đẩy mạnh bằng cách kích thích để ko tăng mức sản xuất vượt qúa khả năng tối đa có thể – một khoảng đầu ra nằm trong giới hạn giưã tình trạng sản xuất hiện tại và sản xuất giàu tiềm năng mà ko gây ra lạm phát . Nếu chỉ số này trên mức 85% thì đó là một dấu hiệu xấu cảnh tình về sức ép lạm phát, điều dẫn đến tỉ lệ lãi xuất tăng cao.
Tin từ hội đồng các nhà cầm quyền nguồn dự trữ liên bang ( Federal Reserve Board of Governors) ra lúc 9h15 phút sáng ngày 15 hàng tháng.
- International Trade in Goods & Services: (tạm dịch là báo cáo hoạt động thương mại quốc tế của lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ): Báo cáo thưong mại quốc tế, đánh giá sự khác nhau giữa xuất nhập khẩu của sản phẩm và dịch vụ của Mỹ, bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ. Báo cáo tượng trưng cho một phần quan trọng của bức tranh kinh tế vì nó phản ánh hiện trạng nhu cầu nội địa đối với việc nhập khẩu nước ngoài cùng với nhu cầu của nước ngoài đối với xuất khẩu của Mỹ. Vì mối quan hệ lẫn nhau giữa các quốc gia, những thay đổi trong nguồn thương mại cũng ảnh hưởng điá trị của đông đô Mỹ và các đồng tiền khác trong thị trường trao đổi ngoại tệ.
Hiệu ứng của các thông số thương mại này thường là rất phức tạp. Vì thị trường fx phản ứng với dòng chảy thương mại quốc tế, thị trường tiền và trái phiếu cũng ảnh hưởng theo. Sự gia tăng đột biến trong chỉ số nhập khẩu của Mỹ có thây ra sự thụt giảm trầm trọng của đồng đô vì nhập khẩu được trả bởi đồng đô của Mỹ dẫn đến vịêc nước ngoài nắm giữ một khối lượng lớn đồng đo và giá trị trao đổi tiền tệ của đồng đô bị sụt giảm. Điều này còn làm tăng giá trị nhhẩu và hạ giá xuất khẩu của Mỹ vì đồng đô được dùng để nhập khẩu đã đi ra nước ngoài. Cuối cùng mức nhập khẩu sụt giảm vì thu nhập thấp và giá nhập lại tăng lên. Cùng lúc đó sự tăng trưởng của nước ngoài lại gia tăng vì nước Mỹ nhập khẩu nhiều hơn và giá xuất khẩu lại rẻ hơn.
Rất gần đây thôi, sự phát triển mạnh mẽ của Mỹ và chính sách tiền tệ tương đối chặt chẽ súôt hơn 5 năm qua đã giúp tiền Mỹ rất được ưa chuộng, khiến cho các mặt hàng của Mỹ rất đắt đỏ cho nước ngoài và các mặt hàng nước ngoài lại rẻ mạt cho dân Mỹ. Hậu quả của việc này có 2 khía cạnh: thứ nhất, sức ép lạm phát giảm nhẹ vì nhập khẩu thấp đi. Điều này còn cho phép lãi xuất ngân hàng giảm đi theo lãi xuất nước ngoài, và có hệu quả kích thích sản xuất và việc làm trong nước ở các lĩnh vực mà cần đầu vào từ nước ngoài. Khía cạnh thứ 2 là giảm nhẹ đáng kể sự thâm hụt thương mại – khiến cho Mỹ phải vay tiền nước ngoài mỗi năm. Điều này có nghĩa là tăng lãi xuất để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và dẫn đến một nguồn thu nhập đầu tư khổng lồ từ nước ngoài, làm đẩy giá trị của đồng Mỹ lên.
Nguồn từ bộ thống kê số liệu, ban thương mại. News ra lúc 8h30 sáng ngày 19 hàng tháng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét