Thị trường hàng hóa thế giới - http://forex-spotgold.blogspot.com/: Tin Hot





Nature Forex Chào mừng các bạn đến với Thị trường hàng hóa thế giới Forex - SpotGold - Silver - Oil, Liên hệ: 0988.504.535 hoặc 0961.32.32.88

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Tin Hot

Share |
Bài liên quan

Triển vọng thị trường Vàng thế giới tuần 11 đến 15/07/2011

Sau khi trải qua tuần tăng giá mạnh nhất 19 tháng, giá vàng thế giới được triển vọng tăng tiếp trong tuần tới vì các tranh cãi liên quan đến việc nâng trần nợ ở Mỹ
Trong ngắn hạn vàng được lạc quan, nhưng giới phân tích không kỳ vọng thị trường sẽ bứt phá khỏi vùng giá duy trì trong 2 tháng qua.

Trong tuần kết thúc ngày 8/7, giá vàng giao tháng 8 tại New York tăng 4% lên 1.541,6 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 9 tăng 9% lên 36,543 USD/ounce.

Khảo sát của hãng Kitco với 23 nhà phân tích, thương nhân, ngân hàng đầu tư, kết quả cho thấy 16 trong số họ dự báo giá vàng tăng, 4 ý kiến dự báo giá giảm và 3 cho rằng thị trường sẽ đi ngang.

Trong phiên 8/7 vừa qua, giá vàng tăng lên mức cao nhất từ 23/6 sau báo cáo việc làm thất vọng từ Mỹ. Tháng 6, giới chủ Mỹ chỉ tạo mới được 18.000 việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này cũng tăng tháng thứ 3 liên tiếp và ở mức cao nhất 6 tháng là 9,2%.

Thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống sau báo cáo này, giá dầu thô cũng yếu vì triển vọng u ám về nhu cầu.

George Gero, phó chủ tịch RBC Capital Markets Global Futures, cho rằng, báo cáo thất nghiệp có thể khiến nhiều người thay đổi danh mục đầu tư của mình bởi chính phủ không thể nâng lãi suất trước năm tới. Nhu cầu đối với vàng sẽ cao trong môi trường lãi suất thấp kỷ lục – vốn là yếu tố đẩy tăng giá vàng những năm qua.

Richard Asplund, chuyên gia phân tích thuộc RJO Market Research and Trading, cũng đồng ý quan điểm rằng, thị trường lao động suy yếu có thể khiến Fed phải duy trì lãi suất thấp lâu hơn dự kiến. “Chính sách tiền tệ dễ dàng có thể dẫn đến lạm phát – yếu tố luôn hỗ trợ tăng cho giá vàng”, ông nói.

Trong tuần tới, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có thảo luận tại Washington DC về vấn đề trần nợ, trước khi đến hạn vào ngày 2/8. Các chuyên gia phân tích đều lạc quan với giá vàng trong 2 tuần tới vì khả năng xảy ra vỡ nợ ở Mỹ nếu việc nâng trần nợ không được thông qua.

Jim Steel, chuyên gia phân tích kim loại quý đồng thời là phó chủ tịch HSBC cho rằng, nếu nâng trần nợ được thông qua thì sẽ bất lợi với vàng và ngược lại. Trong tình huống trần nợ được đồng thuận nâng lên, cũng không hẳn quá tiêu cực vì ngoài Mỹ còn một loạt các nước ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ cao.

Cũng theo chuyên gia Steel, thị trường vẫn theo dõi chặt chẽ vấn đề Hy Lạp và những khả năng không được giải quyết.

Ở xu hướng dự báo giá vàng hạ, Tom Pawlicki, chuyên gia kim loại quý thuộc MF Global, cho rằng, các công ty sẽ công bố lợi nhuận quý 2 và thị trường đang rất lạc quan về các báo cáo. Ông cho rằng, điều này sẽ tốt cho thị trường chứng khoán và bất lợi với vàng vì nhà đầu tư sẽ tìm đến chứng khoán và đồng USD nhiều hơn.

Trên đồ thị kỹ thuật, giá vàng vừa trải qua tuần biến động cực mạnh, với khoảng giá từ 1.486,2 USD (hôm 5/7) đến 1.546 USD/ounce (hôm 8/7). Ngưỡng kháng cự tiếp theo của vàng sẽ là mức cao của ngày 22/6 là 1.559,3 USD/ounce. Nếu vượt qua mức trần này, mục tiêu tiếp theo là 1.577,7 USD/ounce. Ở cận dưới, giá vàng đang có ngưỡng hỗ trợ vững là 1.522,2 USD/ounce.

Thanh Bình
Theo Kitco

Ngày đăng: 03:21 | 10/07/2011
Tuần tới, thị trường vàng sẽ tập trung vào cuộc thảo luận của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về vấn đề nâng trần nợ. Giá vàng trong nước trong tuần cùng chiều với đà tăng mạnh của giá vàng thế giới lên sát mốc 38 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá của vàng trong nước rất chậm, trong khi giá vàng thế giới tăng gần 60 USD/lượng thì giá vàng trong nước chỉ tăng vỏn vẹn có 350.000 đồng/lượng.
 
Từ chỗ cao hơn giá vàng thế giới hơn 500.000 đồng/lượng vào cuối tuần trước, giá vàng trong nước cuối tuần đã trở lại tình trạng thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 400.000 đồng/lượng.

Chốt tuần, giá vàng SJC niêm yết giá giao dịch mua vào – bán ra 37,92 – 37,97 triệu đồng/lượng.

Theo ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM tính đến ngày 6/7, trên địa bàn Thành phố vẫn còn 3 ngân hàng thương mại chưa tất toán được trạng thái theo quy định tại Thông tư số 11/2011/TT-NHNN.

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng đang gặp nhiều rủi ro trong việc giao dịch vàng nguyên liệu so với trước đây trước hiện tượng vàng bị pha trộn các tạp chất lạ nhưng các loại máy móc, thiết bị đo lường hiện có của các công ty vàng khó phát hiện.

Thông tin vàng giả đang lưu thông trên thị trường khiến người tiêu dùng tỏ ra lo ngại và thận trọng hơn trong việc giao dịch cộng với việc giá vàng trong nước tăng rất chậm so với giá vàng thế giới làm cho thị trường vàng trong nước trầm lắng hơn.

Giá vàng trong nước ngày cuối tuần 
Loại vàngMua vàoBán ra
SJC (Sài Gòn)
(Vàng bạc đá quý Sài Gòn) 
37,9237,98
Rồng Thăng Long
(Bảo Tín Minh Châu)
37,8837,97
Vàng SBJ
(Ngân hàng Sacombank)
37,9438,00

Giá vàng thế giới có mức tăng cao nhất trong 19 tháng qua khi chốt tuần ở mức 1.545,2 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 23/6.

Thất nghiệp của Mỹ trong tháng 6 tăng vọt lên 9,2%, số lao động mới được tuyển dụng ít nhất trong 9 tháng qua làm dấy lên nỗi lo lắng về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vàng tăng mạnh sau khi báo cáo được công bố do các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ giữ nguyên mức lãi suất thấp, yếu tố làm tăng giá vàng những năm qua, trong năm tới.

Trong tuần qua, quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục bán ra 2,86 tấn vàng mặc dù giá vàng tăng hơn 3% trong tuần. Trong tháng 6, SPDR Gold Trust đã bán ròng 4,64 tấn vàng.

Theo trang tin tức Kitco, trong tuần tới, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ thảo luận vấn đề nâng trần nợ trước khi đến hạn vào ngày 2/8. Nếu quốc hội Mỹ thông qua việc nâng trần nợ sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho giá vàng, ngược lại, nếu khả năng vỡ nợ của Mỹ xảy ra, đó là thông tin tích cực cho giá vàng trong tuần tới.

Thị trường vàng tuần tới vẫn sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nợ công tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và các nước khác tại châu Âu.

Theo khảo sát của trang tin tức Kitco, trong số 23  người tham gia khảo sát dự đoán giá vàng trong tuần tuần tới, bao gồm nhà phân tích, thương nhân, ngân hàng đầu tư, 16 người dự đoán giá tăng, 4 người nói giá giảm và 3 người nói giá sẽ đi ngang hay không thay đổi.

 

Ngày 06/07/2011

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Bồ Đào Nha bị hạ xếp hạng tín dụng


Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm nhẹ, chấm dứt chuỗi 5 ngày tăng liên tiếp trước đó. Khối lượng giao dịch trên thị trường tiếp tục ở mức thấp.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Moody's hạ 4 bậc trên bảng xết hạng tín dụng đối với Bồ Đào Nha làm gia tăng những lo ngại của thị trường về sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Thị trường ít bị ảnh hưởng của các số liệu kinh tế công bố hồi tuần trước và  một vài nhà đầu tư cho rằng S&P đã kết thúc chuỗi tăng điểm trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, những lo ngại về việc ECB sẽ tăng lãi suất, khủng hoảng tài chính và khoản nợ công của chính quyền địa phương Trung Quốc cũng khiến thị trường thêm ảm đạm.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 12,9 điểm, tương đương 0,1% xuống 12.569,87 điểm. Chỉ số s&P 500 giảm 1,79 điểm, tương đương 0,13%, đóng cửa ở 1.337,88 điểm.

Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq lại tăng phiên thứ 6 liên tiếp với 9,74 điểm, tương đương 0,35%, chốt phiên tại 2.825,77 điểm nhờ vào sự tăng mạnh của cổ phiếu Netflix.

Giữa các nhóm ngành có sự biến động trái chiều, cổ phiếu năng lượng và cổ phiếu hàng hóa tăng điểm trong khi cổ phiếu tài chính và cổ phiếu phụ trợ quay đầu giảm điểm.

Khối lượng giao dịch phiên hôm nay khá thấp với khoảng 6,04 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, NYSE và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình ngày 8,47 tỷ.

Tỷ lệ cổ phiếu tăng giảm trên sàn New York và Nasdaq vào khoảng 1:7.

Phương Dung
Theo Bloomberg/Reuters

Nội bộ chính phủ Mỹ tiến gần đến thống nhất nâng trần nợ


Tổng thống Obama và nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa có thể dễ đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ và tránh khả năng vỡ nợ vào tháng 8/2011.
Theo nguồn tin từ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, Tổng thống Obama và nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa có thể dễ đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ và tránh khả năng vỡ nợ vào tháng 8/2011.

Trước khi các cuộc đối thoại đi vào ngõ cụt trong tuần trước, các nghị sỹ tham gia thỏa thuận đã gần đạt được thỏa thuận bổ sung 2 nghìn tỷ USD cho ngân sách, cho phép Quốc hội Mỹ tiếp tục vay tiền.

Từ đó đến nay, mọi chuyện không mấy suôn sẻ. Tổng thống Obama so sánh nghị sỹ Đảng Cộng hòa với những học sinh lười và Đảng Dân chủ buộc tội họ đang phá hoại nền kinh tế Mỹ. Đảng Cộng hòa cũng đáp lại không kém đanh thép.

Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa Jim DeMint nói: “Chính quyền Washington nghiện chi tiêu và người nghiện chi tiêu nhiều nhất là Tổng thống.”

Bộ Tài chính Mỹ đã cảnh báo Mỹ sẽ vỡ nợ nếu Quốc hội không điều chỉnh nâng trần nợ 14,3 nghìn tỷ USD trước thời điểm ngày 02/08/2011. Kinh tế Mỹ có thể suy thoái và thị trường tài chính toàn cầu đảo lộn.

Việc liệu Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có giải quyết được mâu thuẫn trong những tuần tới hay không vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.

Theo Phó Tổng thống Joe Biden, các bên tham gia đàm phán đã đồng ý giảm một số khoản chi tiêu thiết yếu, từ hàng không cho đến kiểm soát ô nhiễm, từ 900 tỷ USD đến 1,7 nghìn tỷ USD trong hơn 10 năm.

Đảng Cộng hòa phản đối giảm chi tiêu cho quân sự thế nhưng thượng nghị sỹ Charles Schumer, người nổi tiếng có chủ trương cứng rắn, cho biết sẽ có được sự thống nhất trong lĩnh vực này.

Hai Đảng cũng đã đồng ý giảm một số chương trình phúc lợi như trợ cấp nông nghiệp, sinh viên và lao động trong lĩnh vực công đã về hưu, tổng số khoảng 200 tỷ USD.

Đối với luật cải tổ ngành y tế, cũng đã có một số thỏa thuận đạt được. Thỏa thuận sẽ giúp tiết kiệm khoảng 200 tỷ USD thông qua một số thay đổi cấu trúc.

Ngọc Diệp
Theo Reuters

Trung Quốc có thể nâng lãi suất trong tuần này


PBOC đưa ra báo cáo sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng. Thị trường thế giới coi đó như dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chuẩn bị nâng lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm qua cho biết, ngân hàng này sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ thận trọng do áp lực lạm phát vẫn còn cao.

Mặc dù Trung Quốc hướng đến mục tiêu kiểm soát vĩ mô của Chính phủ, nhưng nước này vẫn phải đối mặt với tình hình kinh tế và tài chính phức tạp, đặc biệt là trong tình trạng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp và không ổn định.

Theo báo cáo của PBOC,Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp giúp chính sách tiền tệ ổn định và linh hoạt hơn. PBOC cũng sẽ sử dụng nhiều công cụ tiền tệ để kiểm tra khả năng thanh khoản và giữ cung tiền ở mức hợp lý.

Mặt khác, PBOC sẽ nỗ lực để tối ưu hóa cơ cấu tín dụng, tăng cường hỗ trợ vốn vay cho cả các lĩnh vực trọng điểm và yếu kém, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ sẽ tiếp tục cải thiện cơ chế hình thành tỷ giá Nhân dân tệ và giữ tỷ giá ổn định ở mức hợp lý.

Thị trường thế giới coi đây là một dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc sẽ tăng lãi suất trong những ngày tới đây để chống lạm phát. Với dự đoán này, đồng USD đã lội ngược dòng, tăng giá trở lại so với Euro trong sáng nay. Tờ nhật báo Thông tin Kinh tế của Trung Quốc đưa ra dự báo rằng, PBOC có thể nâng lãi suất 1 lần nữa trong tuần này, trong khi Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc cho rằng, trong tháng này, lãi suất sẽ được nâng lên.

Tuyết Mai
Theo Chinadaily
 

Nhật duyệt dự thảo ngân sách bổ sung 2.000 tỷ yen


Hãng tin Kyodo và AFP đưa tin nội các Nhật Bản của Thủ tướng Naoto Kan ngày 5/7 đã thông qua khoản dự thảo ngân sách bổ sung thứ hai trị giá 2.000 tỷ yen cho tài khóa 2011.
Khoản ngân sách này sẽ dành cho công cuộc tái thiết sau thảm họa kép động đất-sóng thần hồi đầu tháng Ba, trong đó có việc khám chữa bệnh cho người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số1.

Các quan chức cho biết Chính phủ Nhật Bản dự kiến trình bản dự toán ngân sách và các dự luật liên quan lên quốc hội vào ngày 15/7 tới với hy vọng bản dự thảo ngân sách có thể được giải ngân trong tháng này.

Trước đó, Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách bổ sung đầu tiên cho tài khóa 2011, kết thúc vào tháng Ba năm sau, trị giá 4.020 tỷ yen để tái thiết khu vực Đông Bắc bị động đất và sóng thần tàn phá.

Chính phủ Nhật Bản dự kiến cũng sẽ sớm dự thảo một ngân sách bổ sung thứ ba lớn hơn hai khoản ngân sách trước.

Trong một diễn biến khác liên quan, Bộ trưởng phụ trách tái thiết sau thảm họa của Nhật Bản Ryu Matsumoto cùng ngày phát biểu với truyền thông địa phương rằng ông sẽ từ chức chỉ sau một tuần đảm nhận cương vị này.

Ông Matsumoto, người mới được bổ nhiệm vào vị trí trên hôm 27/6, đã gặp Thủ tướng Naoto Kan sáng 5/7 trước khi thông báo với báo giới rằng ông quyết định từ chức sau khi có những bình luận gay gắt trong các cuộc họp được truyền hình với các tỉnh trưởng những các khu vực chịu thảm họa.
Theo TTXVN

Brazil đưa ra các biện pháp ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tiền tệ


Ngân hàng Trung ương Brazil đã thực hiện đấu giá để mua vào USD nhằm tăng dự trữ ngoại hối và ngăn chặn áp lực đối với đồng Real.
Trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng tiền tệ, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega cho biết, nước này đang chuẩn bị một loạt các biện pháp bổ sung để ngăn chặn sự tăng giá của đồng Real trong bối cảnh cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu không có dấu hiệu sẽ kết thúc.

Ông Mantega phát biểu với Financial Times, G20 vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu đưa ra những hướng dẫn mới về hoạt động quản lý tiền tệ. Vẫn còn xảy ra cuộc chiến tiền tệ giữa các cuộc gia hàng đầu như Mỹ và Trung Quốc, và cuộc chiến tiền tệ toàn cầu chưa chấm dứt hoàn toàn.

Ông Mantega cho biết, tăng trưởng chậm và lãi suất thấp tại các nền kinh tế phát triển tiếp tục gây nhiều áp lực lên đồng Real của Brazil, buộc các nhà chức trách xem xét can thiệp sau hơn vào thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán phái sinh để hạn chế tình trạng tăng giá đột ngột.

Ông Mantega nói: “Chúng tôi luôn có các biện pháp mới để đưa ra áp dụng”. Hôm qua, ngân hàng Trung ương Brazil đã công bố một phiên đấu giá để mua vào USD trong 1 động thái nhằm tăng dự trữ ngoại hối và ngăn chặn áp lực đối với đồng Real.

Việc Brazlil ngăn chặn việc đồng nội tệ tăng giá cho thấy những khó khăn lớn mà các nền kinh tế phát triển nhanh, như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang phải đối mặt kể từ khi nâng giá đồng nội tệ, làm suy yếu sức cạnh tranh của ngành công nghiệp trong nước.

Brazil cũng thiết lập một số biện pháp để ngăn chặn lạm phát, bao gồm cả việc đánh thuế trên các dòng tiền đầu tư trái phiếu.

Tuyết Mai
Theo FT

Related Posts by Categories



Widget by Hoctro | Blogger Custom

0 nhận xét:

Đăng nhận xét