Thị trường hàng hóa thế giới - http://forex-spotgold.blogspot.com/: Thị trường Vàng trong nước tháng 07 năm 2011





Nature Forex Chào mừng các bạn đến với Thị trường hàng hóa thế giới Forex - SpotGold - Silver - Oil, Liên hệ: 0988.504.535 hoặc 0961.32.32.88

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Thị trường Vàng trong nước tháng 07 năm 2011

Share |
Bài liên quan

Ngày đăng: 02:59 | 07/07/2011
Giá vàng quốc tế đêm qua tăng vọt 13 USD, tạo lực đẩy cho kim loại quý trong nước sáng nay có thêm 160.000 đồng mỗi lượng. Tuy nhiên, giới kinh doanh cho biết, nhà đầu tư lớn vẫn chưa có động thái tham gia thị trường.
Mở cửa ngày hôm nay, phần lớn các doanh nghiệp vàng tại Hà Nội niêm yết giá quanh 37,82-37,90 triệu đồng, tăng 160.000 đồng cả thu gom và bán ra so với cuối ngày hôm qua, Trong khi đó, các hiệu vàng lớn ở TP HCM niêm yết giá bán ra bằng với Hà Nội nhưng mua vào cao hơn 20.000 đồng nhằm kích thích giao dịch. Khoảng cách mua bán hiện chỉ còn 60.000 đồng.
Hiện nay, áp lực về kinh doanh mua bán vàng miếng phần nào được gỡ bỏ trước thông tin của dự thảo mới nhất cho phép người dân được giao dịch 2 chiều. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vàng cho biết, khối lượng mua bán sĩ hiện vẫn rất chậm, chủ yếu là diễn ra với nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Nhà đầu tư lớn vẫn chưa tham gia thị trường vàng. Ảnh: Lệ Chi
Trên thị trường thế giới, kim loại quý tiếp tục phát huy vai trò là tài sản an toàn khi hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản, cho thấy lạm phát ở nước này vẫn đang rất căng thẳng.
Thêm vào đó, lực mua từ thị trường châu Á tăng cao khi vàng nằm quanh vùng 1.500 USD, công với việc châu Âu lại phải đối mặt với khủng hoảng nợ công tiếp theo khi Bồ Đào Nha, Ireland và một số nước khác đang cần sự trợ giúp từ quốc tế để tránh một kịch bản như Hy Lạp. Chính điều này làm cho các nhà đầu tư đã quay lại với vàng như một sự lựa chọn an tòan.
Nhờ đó, giá giao kỳ hạn tháng Tám trên sàn Comex của New York chốt phiên tăng hơn 17 USD, lên 1.529,80 USD một ounce. Vàng giao ngay cũng đóng cửa ngày cao hơn phiên liền trước khoảng 13 USD, lên mức 1.530 USD.
Đến sáng nay, tại thị trường châu Á, giá kim loại quý đang có xu hướng giảm nhẹ. Tính đến 8h15 (giờ Hà Nội) mỗi ounce vàng đang có giá 1.525,80 USD mỗi ounce. Nếu căn cứ theo tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng, mỗi lượng vàng quy đổi hiện tương đương với 37,91 triệu đồng.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng sáng nay theo công bố của Ngân hàng Trung ương vẫn là 20.613 đồng, giữ nguyên so với hôm thứ bảy tuần trước. Các ngân hàng thương mại cũng không có nhiều thay đổi.
Vietcombank đầu ngày giwx nguyên mức mua và bán so với chiều hôm qua, quanh 20.560-20.630 đồng. Tương tự, ACB công bố giá lần lượt là 20.540- 20.610 đồng ăn một USD, chiều thu gom đứng yên, còn mua vào giảm 10 đồng. Cùng lúc, giá USD trên thị trường tự do TP HCM sáng nay giao dịch phổ biến ở mức 20.530-20.610 đồng một đôla (bán ra - mua vào). 

Ngày đăng: 09:17 | 09/07/2011
Giá vàng thế giới tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 8/7 vì nhu cầu an toàn, giúp giá vàng trong nước có thêm 140 nghìn đồng trong ngày cuối tuần. 
Tại Hà Nội, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu sáng thứ Bảy (9/7) giao dịch ở 37,88 – 37,98 triệu đồng/lượng, tăng 110 nghìn đồng giá mua vào và 130 nghìn đồng giá bán ra so với sáng ngày thứ Sáu.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, giá vàng SBJ của công ty VBĐQ Sacombank-SBJ mua vào bán ra ở 37,91 – 37,99 triệu đồng/lượng, tăng 140 nghìn đồng so với hôm qua. Giá vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn SJC tăng 110 nghìn đồng lên 37,81 – 37,87 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước công bố, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày đầu tuần tới (11/7) ở mức 20.608 đồng/USD – đáy mới kể từ khi tỷ giá được điều chỉnh thêm 9,3% hôm 11/2.
Trên thị trường thế giới, giá vàng vừa trải qua tuần tăng nhiều nhất kể từ tháng 11 năm 2009 vì nhu cầu đầu tư an toàn. Riêng phiên 8/7, giá vàng tăng gần 1% bởi tỷ lệ thất nghiệp tăng trong tháng 6, làm tăng khả năng chính phủ Mỹ phải sớm thông qua chương trình kích thích kinh tế tiếp theo sau khi kết thúc gói QE2 hôm 30/6 vừa qua.
Đóng cửa phiên 8/7, giá vàng giao ngay ở 1.545,3 USD/ounce, tăng từ mức 1.531,85 USD/ounce cuối phiên trước đó. Giá vàng giao tháng 8 tăng 11 USD lên 1.546 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới tăng 3,8%, trong khi giá vàng trong nước tăng 230 nghìn đồng/lượng. Sư lỗi nhịp này chủ yếu do lực mua bán trong nước vẫn chậm, tỷ giá USD của các NHTM ổn định và nhà đầu tư còn dè dặt khi chưa có thông tin chính thức từ phía NHNN về việc kinh doanh vàng.


 Từ kim bản vị đến quản lý kinh doanh vàng
Dự thảo cuối cùng của nghị định kinh doanh vàng miếng vừa được Ngân hàng Nhà nước hoàn tất. Hãy nhìn lại tâm lý dùng vàng của người Việt để nói về việc quản lý kinh doanh vàng 
Sự ổn định của nền kinh tế là một công thức khá đơn giản bao gồm (1) chính phủ độc quyền in tiền, (2) có giới hạn lượng tiền in ra, (3) ngân hàng trung ương phát hành và khống chế giới hạn số lượng tiền mới, (4) trữ lượng ngoại tệ và quý kim (thường được hiểu là vàng) đáp ứng được nhu cầu thanh toán quốc tế. Bất cứ ảnh hưởng nào đến một trong các yếu tố trên đều dẫn đến kinh tế bất ổn. Nhân tố quý kim chỉ là một nhưng lại có bề dày lịch sử ở Việt Nam lẫn quốc tế, cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Lịch sử tâm lý dùng vàng phức tạp

Yếu tố vàng trong thanh toán và phát hành tiền ở Việt Nam có vai trò lịch sử quan trọng, cần nghiên cứu sâu để hoạch định chính sách quản lý vàng cho phù hợp. 500 năm trở lại đây, ta có thể thấy nhiều loại tiền khác nhau lưu hành trên những vùng khác nhau ở Việt Nam theo sự thăng trầm của các vương triều, các quốc gia đô hộ, các chế độ chính trị và những cuộc chiến tranh chia cắt đất nước. Các yếu tố lịch sử này đã góp phần hình thành và củng cố tâm lý tích trữ, dùng vàng làm phương tiện thanh toán.

Việc chuyển đổi giá trị vật chất qua vàng đã trở thành công cụ tiện lợi phục vụ thực tế đời sống đại bộ phận người dân. Tâm lý ấy đã thành nếp, không dễ dàng thay đổi được. Thời gian và điều kiện thích hợp để thay đổi tâm lý cố cựu này cũng nên căn cứ vào kết quả trắc nghiệm, đo lường và nghiên cứu khoa học về tâm lý của người dân nhằm tránh gây sốc.

Kim bản vị, tức quy đổi tỉ giá chính thức giữa đồng nội tệ và kim loại quý (vàng, bạc), rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đến mãi gần đây (năm 1971). Đã có vài lúc việc chuyển đổi ở châu Âu và Mỹ bị dừng đột ngột phần lớn do nguyên nhân khẩn cấp (thường là chiến tranh xâm lược hoặc nội chiến). Sau những cuộc khủng hoảng ấy, các nhà nước với chế độ kim bản vị đều cho vận hành trở lại việc chuyển đổi tự do theo một tỉ giá tương đối ổn định giữa tiền và kim loại quý dùng để bảo đảm.

Việc chấp nhận dùng vàng để tính toán trong các hợp đồng kinh tế và các văn bản tòa án tại Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến đến tận gần đây, mà vụ việc về 37 hộ dân khu 97 Kha Vạn Cân (TP.HCM) mua nhà trả vàng từ năm 2000 là một ví dụ.

Đến năm 2006, TP.HCM mới có quyết định 26262 bãi bỏ việc tính giá nhà tái định cư theo giá vàng. Năm 2009, đến lượt UBND TP Đà Nẵng quyết định giảm giá trị vàng cho các hộ nợ tiền sử dụng đất tái định cư quy ra vàng nhưng vẫn không loại bỏ hoàn toàn yếu tố giá vàng trong cách tính toán.

Minh bạch với vàng

Khi việc sử dụng vàng lẫn tiền mặt làm công cụ thanh toán còn tồn tại song song, việc quản lý kinh tế sẽ gặp khó khăn trong công tác ước lượng và tính toán GDP do giá vàng biến động. Nếu không thể xác định được tổng giá trị giao dịch bằng vàng và yếu tố trượt giá của vàng, hoặc bỏ qua không tính những giao dịch đó vào GDP thì lượng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ có kết quả sai lệch với giá trị thực tế, từ đó có thể khiến Ngân hàng Nhà nước bơm thêm tiền mặt vào nền kinh tế và gây ra lạm phát. Ước lượng tổng giao dịch bằng vàng cũng như dự trữ vàng của quốc gia cần phải được công bố.

Không rõ dự thảo quản lý vàng miếng có cấm đưa yếu tố giá vàng trực tiếp hay gián tiếp vào trong cách tính toán của các giao dịch hay không? Nếu không thì đây sẽ là một kẽ hở quan trọng, là nguồn của bức xúc dư luận. Cấm thì khó nhưng để lấp kẽ hở này chỉ cần có quy định cho phép tòa án “áp dụng giá vàng bình quân từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến khi thanh toán từng phần hoặc toàn bộ”, và quy định công thức tính “bình quân” để xử lý vấn nạn giá vàng biến động thất thường gây bức xúc dư luận xã hội.

Vì có sự giới hạn các đầu mối kinh doanh vàng, có lẽ Nhà nước nên tổ chức đấu giá các giấy phép kinh doanh và đấu giá quota để tạo nguồn thu cho ngân sách, tương tự việc đấu giá băng tần 3G trước đây. Nếu không có quy định rõ ràng sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tình trạng hối lộ để được giấy phép, tạo điều kiện cho tham nhũng phát sinh. Cũng chưa rõ dự thảo quy định việc xác lập giá mua và bán như thế nào để giá vàng Việt Nam gần với thế giới và bảo vệ người tiêu dùng. Tất cả điều này đều cần công khai sớm để thảo luận và góp ý kiến, nhất là các nội dung liên quan đến sản xuất, cấp phép cũng như các tiêu chí chọn doanh nghiệp cho sản xuất vàng.

Cuối cùng là cân nhắc kỹ về vai trò của Ngân hàng Nhà nước để hoạt động quản lý kinh doanh vàng miếng diễn ra theo đúng phạm vi khoa học của nó, tránh ôm đồm, quá tải và những nguy cơ do thiếu minh bạch.

Trần Khuê (MBA - Hoa Kỳ)
Theo Tuổi Trẻ

 

Giá vàng trong nước tăng trở lại


Giá vàng trong nước ngày 6-7 tăng cao, đạt mốc 37,7 triệu đồng/lượng nhưng vẫn không bắt kịp đà tăng mạnh của giá thế giới. 
Lúc 14 giờ ngày 6-7, các thương hiệu vàng lớn tại TPHCM niêm yết giá vàng ở mức mua vào 37,70 triệu đồng/lượng, bán ra 37,77 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội, giá vàng được giao dịch phổ biến mua vào - bán ra lần lượt là 37,66 triệu đồng/lượng – 37,74 triệu đồng/lượng. So với chiều hôm qua, giá vàng tăng 180.000 đồng/lượng. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu tháng 7 sau khi có chuỗi ngày giảm liên tiếp.

Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng có phiên tăng mạnh thoát khỏi ngưỡng thấp. Lúc 14 giờ ngày 6-7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.516 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với phiên giao dịch trước (tương đương mức tăng gần 500.000 đồng). Giá vàng thế giới tăng mạnh khi có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ tăng lãi suất cơ bản, giới đầu tư châu Á tăng cường mua vào vàng ở vùng giá thấp và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục với mối nguy cơ từ Bồ Đào Nha, Irealand…

Hiện quy đổi theo tỉ giá USD tự do, giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn chênh lệch chưa đến 100.000 đồng/lượng.

Tỉ giá USD liên ngân hàng (NH) ngày hôm nay ở mức 20.613 đồng/USD. Các NH thương mại niêm yết giá mua bán USD không thay đổi nhiều so với ngày hôm qua, phổ biến ở mức mua vào 20.560 đồng/USD, bán ra 20.620 đồng/USD.

T.Phương
Theo NLD

 

 


Đau đầu với vàng


Sau một thời gian đứng trên mức 38 triệu đồng/lượng (có thời điểm lên đến 38,5 triệu đồng/lượng) giá vàng gần đây lùi về dưới 38 triệu đồng/lượng. Thời điểm này có phải cơ hội cho những người muốn mua vàng?
Giá vàng trong nước giảm về mức 37,64 triệu đồng/lượng - đây là mức thấp nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng có mức sụt giảm khá mạnh. Từ đỉnh 1.576 USD/ounce, giá vàng liên tục giảm trong vòng 2 tháng nay. Đến cuối tuần qua, giá vàng thế giới giảm về mức khá thấp 1.487 USD/ounce. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới đã tăng 67 USD/ounce (nếu tính lúc đỉnh là 1.576 USD/ounce, mức tăng là 156 USD/ounce), tương đương 4,7%. Còn giá vàng trong nước tăng 1,64 triệu đồng/lượng (nếu tính thời điểm tháng 2.2011 giá vàng giảm xuống 35 triệu đồng/lượng thì mức tăng là 2,64 triệu đồng/lượng), tương đương 4,5%.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) - cho biết theo chu kỳ tháng 7 là tháng giá vàng giảm giá do nhu cầu vàng vật chất trên thế giới giảm. Giá vàng thế giới khó có khả năng tăng qua mức 1.530 USD/ounce. Ngoài ra, nhiều dự báo giá USD - một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến giá vàng - sẽ duy trì ở mức dưới 21.000 đồng/USD nên giá vàng sẽ không biến động đột biến.  Chuyên gia vàng Phan Dũng Khánh đưa ra lời khuyên: “Trong ngắn hạn từ 3 - 6 tháng có thể mua vàng dưới 38 triệu đồng/lượng nhưng về dài hạn (mua theo kiểu bỏ ống heo) thì cần cân nhắc kỹ”. Lý do là kinh tế thế giới đang phục hồi, lãi suất của các nước cũng đang tăng lên nên vàng sẽ gặp phải lực cản tăng giá. Mặc dù các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tăng cường mua vàng dự trữ phục vụ mục đích quốc gia nhưng các quỹ đầu tư thì đang có xu hướng bán vàng khá mạnh. Quỹ đầu tư của George Soros là một ví dụ. Dự báo trong ngắn hạn giá vàng sẽ tăng nhẹ và đi ngang. Mức tăng có thể tăng lên 10 - 20%, đạt mức cao nhất khoảng 1.800 USD/ounce. Tuy nhiên về dài hạn, giá vàng sẽ nằm trong xu hướng giảm giá.

Giá vàng trong nước hiện nay đang cao hơn giá thế giới khoảng 600.000 đồng/lượng do nguồn vàng trên thị trường nội địa khá khan hiếm. Lý giải cho tình trạng này, một trưởng phòng kinh doanh vàng vật chất có trụ sở công ty tại TP.HCM cho biết, trước đây khi giá vàng vượt 38 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư thực hiện lệnh bán chờ giá xuống mua lại (gọi là đánh xuống), đồng thời có nhiều nhà đầu tư thực hiện mua đánh lên (chờ giá tăng bán ra). Khi giá vàng giảm xuống dưới 38 triệu đồng/lượng, những người đang nắm giữ vàng không chịu bán ra cắt lỗ bởi biết nguồn vàng trên thị trường đang thiếu. Trong khi đó lực lượng đánh xuống đang canh giá để mua vào nên khi thị trường xuất hiện lực mua khiến vàng tăng lại. Chính vì vậy mà giá vàng hiện nay đang ở mức cao. Với mức chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước.

Ông Trần Trọng Quốc Khanh - Giám đốc Trung tâm vàng Á Châu - nhận xét giá vàng hiện nay đang bị chi phối bởi các thông tin về quản lý thị trường vàng của cơ quan chức năng nên giá biến động lình xình, giá bị kìm hãm. Chẳng hạn như mấy phiên giao dịch gần đây, giá thế giới liên tục giảm, giá trong nước không giảm theo kịp. Khi giá thế giới tăng lại, giá trong nước lại đứng yên. Do đó rất khó có thể nói nên mua vàng hay không. Vừa qua giá vàng giảm về dưới 1.500 USD/ounce không lâu thì lại vượt qua ngưỡng 1.500 USD/ounce khi gặp lực mua vàng giá thấp của giới đầu tư. Ông Khanh cho rằng giá vàng thế giới sẽ đụng 1.600 USD/ounce khi nỗi lo lạm phát còn đó.

Thanh Xuân
Theo Thanh Niên

 

Giá vàng trong nước biến động châm hơn thế giới



Giá vàng trong nước sáng nay tiếp tục ngược chiều thế giới khi chỉ tăng dưới 20 nghìn đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới tăng 5 USD/ounce.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu và công ty VBĐQ Phú Quý sáng 04/7 mua vào bán ra ở 37,57 – 37,66 triệu đồng/lượng, tăng 10 nghìn đồng so với cuối tuần trước.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, giá vàng SBJ của công ty VBĐQ Sacombank-SBJ giao dịch ở 37,6– 37,66 triệu đồng/lượng, tăng 20 nghìn giá bán so với hai ngày qua. Giá vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn SJC thì tăng 20 nghìn chiều mua vào lên 37,59 – 37,65 triệu đồng/lượng.

Trong những ngày qua, nhu cầu mua vàng miếng đã hồi phục trở lại sau dự thảo vàng cho thấy người dân vẫn sẽ được mua, được bán vàng ở những doanh nghiệp, ngân hàng do NHNN cấp phép.

Sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng tăng hơn 5 USD so với đóng cửa cuối tuần trước ở New York, đang dao động quanh 1.491 USD/ounce.

Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới 500 – 600.000 đồng/lượng và biến động chậm hơn so với thế giới ở cả hai chiều. Các công ty kinh doanh VBĐQ lý giải, đó là vì nhu cầu đã hồi phục trở lại.

Hôm thứ Bảy vừa qua, giá vàng trong nước chỉ hạ 50 nghìn đồng/lượng, trong khi giá thế giới để mất hơn 20 USD và xuống mức thấp nhất của 6 tuần.

Thanh Bình
Theo SBJ, SJC, BTMC

 

Giá vàng tăng 30 nghìn đồng/lượng, giao dịch cải thiện



Giá vàng trong nước tiếp tục biến động chậm hơn so với giá thế giới, phổ biến ở mức 37,58 – 37,65 triệu đồng/lượng trong ngày hôm nay 5/7.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu sáng 05/7 mua vào bán ra ở 37,56 – 37,64 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 20 nghìn đồng so với chiều hôm qua.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, giá vàng SBJ của công ty VBĐQ Sacombank-SBJ giao dịch ở 37,6 – 37,66 triệu đồng/lượng, tăng 30 nghìn. Giá vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn SJC tăng 20 nghìn mua vào và 30 nghìn đồng bán ra, ở 37,58– 37,65 triệu đồng/lượng.

Đại diện của công ty VBĐQ Sacombank cho biết, giá vàng trong nước hiện biến động chậm hơn so với thế giới và trở thành một xu hướng chung, tuy nhiên giao dịch đã cải thiện hẳn so với giai đoạn trước.

Nguyên nhân giao dịch khá hơn là vàng hiện đã thành lập một mặt bằng giá mới và khó có thể giảm sâu, vì thế vùng giá hiện nay đang hấp dẫn nhu cầu mua và tích trữ trở lại. Ngoài ra, tâm lý của nhà đầu tư cũng đã vững hơn sau dự thảo vàng mới nhất cho thấy người dân vẫn sẽ được mua, được bán vàng ở những doanh nghiệp, ngân hàng do NHNN cấp phép.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tại châu Âu hôm qua tăng gần 1% lên 1.496,5 USD/ounce sau khi hãng xếp hạng Standard & Poor's cảnh báo Hy Lạp vẫn có thể vỡ nợ ngay cả nếu thực hiện theo kế hoạch giãn nợ của các ngân hàng Pháp. Nhu cầu mua vàng trong vai trò là công cụ chống lại lạm phát cũng xuất hiện trở lại trước khả năng Trung Quốc sẽ nâng lãi suất cơ bản trong tuần này.

Thanh Bình
Theo SBJ, SJC, BTMC

 

 

Sắp "vạch trần" bộ mặt thật của vàng nguyên liệu pha tạp chất



Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM (SJA) sẽ tổ chức một cuộc hội thảo phân tích, đánh giá về vàng nguyên liệu pha tạp chất (vàng độn) và các giải pháp phòng tránh loại vàng này vào ngày 8/7 tới. 
Do hợp chất lạ độn trong đó có tỉ trọng khá cao gần bằng vàng. Loại vàng độn này đang khiến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức lúng túng và người tiêu dùng lo lắng. Bước đầu, hợp chất lạ đã được Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) công bố là chất vonfram và một số kim loại nặng khác.
Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch SJA, cho biết, SJA đã lấy mẫu gửi đi phân tích tại các phòng thí nghiệm uy tín trong và ngoài nước và sẽ chính thức công bố kết quả vào ngày 8/7 tới cũng như sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích phòng chống thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Theo DDDN

 

Vàng nữ trang: Mua là “dính chưởng”



Vàng nữ trang rỗng ruột hay bị ăn gian về chất lượng. Người thợ sẽ nhét thêm hợp chất lạ vào chỗ rỗng ruột hoặc chỗ gắn đá quý cho vàng nặng hơn.
Sự buông lỏng quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước đang khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi khi mua vàng nữ trang.

Vàng độn tạp chất

Ngày 8-7 tới, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM (SJA) sẽ tổ chức một cuộc hội thảo phân tích, đánh giá về vàng nguyên liệu pha tạp chất (vàng độn - PV) và các giải pháp phòng tránh loại vàng này. Sở dĩ SJA phải tổ chức hội thảo vì từ tháng 4 đến nay, thị trường vàng trong nước xuất hiện loại vàng nguyên liệu (99,9%) pha hợp chất lạ.

Theo bộ phận chuyên môn của SJA, loại vàng trên đã qua mặt được sự kiểm tra của máy đo tuổi vàng bằng phương pháp huỳnh quang tia X (thiết bị phân tích hợp kim hiện đại). Do hợp chất lạ độn trong đó có tỉ trọng khá cao gần bằng vàng. Loại vàng độn này đang khiến doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh vàng trang sức lúng túng và người tiêu dùng lo lắng. Bước đầu, hợp chất lạ đã được Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) công bố là chất vonfram và một số kim loại nặng khác.

Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch SJA, cho biết liên quan đến vấn đề trên, SJA đã lấy mẫu gửi đi phân tích tại các phòng thí nghiệm uy tín trong và ngoài nước. “Kết quả chất gì đã có. Chúng tôi sẽ công bố vào ngày 8-7 và đưa ra giải pháp phòng tránh thiệt hại cho DN, người tiêu dùng” - ông Dưng nói.

Loạn vàng nữ trang

Lâu nay mặt hàng vàng nữ trang thường bị thả nổi và ít bị kiểm soát về chất lượng. Điều đáng nói, DN được phép công bố chất lượng vàng nên người tiêu dùng đang bị móc túi vô tội vạ.

Giải thích vì sao mặt hàng vàng nữ trang loạn về giá và chất lượng, chủ một tiệm vàng ở chợ Thiếc (quận 11, TP.HCM) cho biết nguồn cơn xuất phát từ các chành (nơi bỏ mối sỉ mặt hàng vàng nữ trang - PV). Ở TP.HCM, các chành tập trung ở chợ Hòa Bình, An Đông… Các tiệm vàng khi cần vàng nữ trang đều đem vàng cục ra các chành đổi nhẫn, dây chuyền, cà rá, vàng gắn hột… về bán. Từ đó, chất lượng vàng nữ trang bị thao túng.

Theo chủ tiệm vàng trên, vàng nữ trang chia làm hai loại: vàng nữ trang đặc ruột, không có dấu nối và nữ trang rỗng ruột có mối nối như cà rá, dây chuyền, nhẫn hột… Trường hợp hay bị ăn gian về chất lượng thường xảy ra với vàng nữ trang rỗng ruột. Người thợ không có đạo đức sẽ nhét thêm hợp chất lạ vào chỗ rỗng ruột hoặc chỗ gắn hột đá quý để vàng nặng hơn. “Siêu hơn nữa là khi gia công chế tác vàng nữ trang, người thợ sẽ cắt ra làm nhiều mối nối. Do các mối nối được hàn lại từ vàng ít tuổi hơn nên ở cùng một sản phẩm nhưng tuổi vàng bị hạ thấp đi” - ông này bật mí.

Quản lý lỏng lẻo

Vì sao SJA đã xây dựng xong bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho mặt hàng vàng nữ trang mà không gửi kiến nghị cho các cơ quan nhà nước xem xét? Ông Nguyễn Văn Dưng cho biết đang chờ nghị định quản lý thị trường vàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) soạn thảo và trình Chính phủ ban hành.

Ông Dưng cho hay: Sắp tới, khi nghị định nêu trên ban hành, SJA sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật để có những giải pháp giúp thị trường vàng nữ trang hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân khi sở hữu loại hàng hóa này. Giải pháp đó là gắn dấu hợp quy trên sản phẩm, công bố những DN làm ăn gian dối…

Một điều ngạc nhiên là thị trường mặt hàng vàng nữ trang vô cùng quan trọng trong đời sống người dân nhưng các cơ quan quản lý ít thể hiện vai trò giám sát, chấn chỉnh. Theo SJA, hơn 20 năm qua (từ năm 1991 đến 2010), Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ gần 26 tấn vàng trang sức nhưng các khâu quản lý về nguồn gốc, sản xuất, lưu thông… khá lỏng. Cụ thể, hiện tại quy định cho nhập vàng về do NHNN quản; tiêu chuẩn đánh giá, kỹ thuật thế nào do Bộ Khoa học và Công nghệ; còn sản phẩm lưu thông, kinh doanh thế nào do Bộ Công Thương chủ trì. Tuy nhiên, ít khi thấy sự phối hợp của ba cơ quan này trong việc kiểm tra, giám sát, đưa thị trường vàng nữ trang vào hoạt động quy củ.
Bùi Nhơn
Theo Pháp Luật TP.HCM



Đầu tư từ biến động tỷ giá - Biến tướng sàn vàng?
T2, 4 Tháng 7, 2011 16:30 Chiều

Sàn vàng đóng cửa, kênh chứng khoán và bất động sản ảm đạm, lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng giảm.… trong bối cảnh đó nhiều NHTM bắt đầu chào mời khách hàng cá nhân tham gia các sản phẩm đầu tư theo biến động tỷ giá từ nguồn vốn nhàn rỗi. Liệu kênh đầu tư mới này có sinh lợi cao và có hành lang pháp lý an toàn cho nhà đầu tư?

Đầu tư từ hoán đổi ngoại tệ

Những ngày gần đây khách hàng cá nhân đến BIDV (NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam) chi nhánh TPHCM đều được nhận một bản khảo sát nhu cầu về chuyển đổi giữa các loại ngoại tệ nhằm mục đích đầu tư. Theo đó, BIDV thăm dò khách hàng đã từng đầu tư vào chứng khoán, vàng hay kênh nào khác nếu có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ, BIDV sẽ giới thiệu sản phẩm có số dư tiền gửi ngoại tệ phù hợp.

Cụ thể, khách hàng sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá ngoại tệ sát với tỷ giá thị trường thế giới, không phụ thuộc vào tỷ giá trong nước. BIDV cho rằng từ kênh đầu tư mới này, khách hàng có thể thu lợi lớn từ chênh lệch biến động tỷ giá thay vì chỉ hưởng lãi suất từ tài khoản tiền gửi NH - an toàn nhưng thụ động, nhất là hiện nay trần lãi suất huy động USD bị kéo giảm xuống chỉ còn 2%/năm.

Thí dụ khách hàng A có 200.000USD (tương đương 137.310EUR) trong tài khoản thanh toán tại BIDV. Khách hàng A có thể dự báo tỷ giá EUR/USD tăng trong thời gian tới và thực hiện mua 100.000EUR trong tháng 6 với tỷ giá 1EUR đổi được 1,42USD. Đến tháng 8 khách hàng A bán 100.000EUR này với tỷ giá 1,5USD có thể lời 8.000USD (tương đương 168 triệu đồng).

Khi thị trường biến động mạnh, khách hàng A có thể thực hiện chuyển đổi giữa EUR và USD nhiều lần trong ngày nhằm tận dụng chênh lệch biến động tỷ giá.

Trước đó, Sacombank cũng tung ra sản phẩm tiền gửi gắn kết đầu tư, theo đó khách hàng có thể dùng tiền lãi của số tiền gửi tối thiểu 200 triệu đồng hoặc 50.000USD tham gia sản phẩm với kỳ hạn 1 đến 3 tháng (hoặc kỳ hạn thỏa thuận), lợi suất (theo như quảng cáo của NH này) có thể lên đến 40%, đồng thời bảo toàn 100% vốn.

Sản phẩm gắn kết đầu tư này cũng theo hướng dự báo biến động các cặp tỷ giá giữa USD với AUD, EUR, GPB, CAD, CHF, JPY, SGD…

Rủi ro không lường vì chưa được NHNN chấp thuận

Nhiều NH cho rằng sản phẩm đầu tư từ biến động tỷ giá hiện rất phổ biến trên thế giới, triển khai ở nước ta sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn kênh đầu tư trong bối cảnh cơ hội kiếm lợi nhuận cao trên các kênh đầu tư khác càng khó.

Tuy nhiên, khi đầu tư sản phẩm này nhà đầu tư có thể đối mặt với nhiều rủi ro lớn, bởi các ngoại tệ trên thị trường thế giới biến động hàng giờ, hàng ngày với biên độ rộng. Vì thế dù chào mời khách hàng sử dụng sản phẩm này nhưng BIDV cũng cảnh báo rủi ro tiềm ẩn trên thị trường ngoại hối có thể gây lỗ nếu khách hàng đầu tư sai xu hướng.

Để giảm thiểu rủi ro, BIDV cho biết sẽ cung cấp các dịch vụ miễn phí như tư vấn, dự báo tỷ giá, bản tin thị trường định kỳ, cung cấp giá và đồ thị giá trực tuyến, các khóa đào tạo về phân tích cơ bản và kỹ thuật… nhằm giúp nhà đầu tư nắm bắt và nhận định diễn biến thị trường được chính xác.

Vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các sản phẩm đầu tư trên có là “biến tướng” của các hình thức “đánh bạc” theo kiểu sàn vàng đã bị đóng cửa. Trước đây, đối với sàn vàng của các NHTM (hoặc sàn bạc, đồng… của các công ty đầu tư “chui”), nhà đầu tư đóng tiền vào tài khoản và đặt lệnh đầu tư, NHTM và công ty đầu tư đóng vai trò trung gian gom các lệnh đầu tư cùng hướng đặt lệnh tại các sàn thế giới rồi thu phí “giao dịch đối ứng với nước ngoài” từ nhà đầu tư.

Theo ông Đỗ Trí Thông, Phó Tổng giám đốc DongABank, phương thức đầu tư hiện nay của các NHTM thực chất cũng là sản phẩm phái sinh liên kết với tiền gửi tiết kiệm tương tự mua bán ngoại tệ kỳ hạn hay quyền chọn ngoại tệ. Theo đó, NHTM trở thành sàn trung gian cho khách hàng đầu tư các sản phẩm phái sinh.

Theo quy định NHNN, khách hàng có thể đề nghị các NHTM quản lý đầu tư gúp mình, tương tự như một hoạt động ủy thác đầu tư. Nhưng đối với các sản phẩm phái sinh khách hàng cá nhân chưa được phép đầu tư, nếu NHTM triển khai các sản phẩm này phải xin phép NHNN. Như vậy tính pháp lý của các sản phẩm này chưa rõ ràng cho khách hàng khi tham gia đầu tư.

Theo một chuyên gia NH, trước đây các NHTM triển khai các sản phẩm gửi tiền VNĐ đảm bảo bằng USD nhằm giúp khách hàng gửi yên tâm trước biến động của tỷ giá.

Trường hợp 1: Nếu tỷ giá USD/VNĐ biến động giảm hoặc bằng vào ngày đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ tiền gốc cộng với tiền lãi tính theo lãi suất 14%/năm và thời gian thực gửi.

Trường hợp 2: Nếu tỷ giá USD/VNĐ biến động tăng vào ngày đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ tiền gốc cộng với tiền lãi tính theo lãi suất 14%/năm và thời gian thực gửi; cộng thêm phần bù đắp tỷ giá tính bằng số tiền gửi gốc (được quy đổi ra USD theo tỷ giá niêm yết tại ngày gửi) nhân với mức chênh lệch giữa giá bán ra của ngày đáo hạn và giá bán ra của ngày gửi.

Nhưng để triển khai, các NHTM cũng mua những hợp đồng bảo hiểm tỷ giá trên sàn thế giới mới có thể triển khai được các sản phẩm. Nhiều NHTM cho biết các sản phẩm đầu tư gắn kết mới cũng tương tự như sản phẩm tiền gửi bảo hiểm bằng giá trị USD.

Vấn đề đặt ra là các sản phẩm tiền gửi bảo hiểm bằng giá trị USD đang bị NHNN cấm, thì liệu các sản phẩm mới trên có được phép triển khai?

Thanh Như
Theo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính

Related Posts by Categories



Widget by Hoctro | Blogger Custom

0 nhận xét:

Đăng nhận xét