Thị trường hàng hóa thế giới - http://forex-spotgold.blogspot.com/: Tin Nước ngoài





Nature Forex Chào mừng các bạn đến với Thị trường hàng hóa thế giới Forex - SpotGold - Silver - Oil, Liên hệ: 0988.504.535 hoặc 0961.32.32.88

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Tin Nước ngoài

Share |
Bài liên quan

Ngày đăng: 04:13 | 10/07/2011
Sáng 10/7, một trận động đất mạnh 7,1 độ Richter đã xảy ra tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo có thể có sóng thần cao 50cm tại các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.

Theo cơ quan khí tượng Nhật Bản, trận động đất xảy ra lúc 9 giờ 57 phút (giờ địa phương) với tâm chấn ở độ sâu 10km dưới đáy biển, cách bờ biển tỉnh Miyaghi khoảng 200km.

Trận động đất gây chấn động cấp độ 4 trong thang 7 độ theo hệ thống đánh giá động đất của Nhật Bản tại các khu vực ở phía Đông Bắc tỉnh Ioa tê, tỉnh Miyaghi và nhiều địa phương ở tỉnh Fukushima.

Chấn động cấp 3 cũng được ghi nhận tại nhiều khu vực thuộc các tỉnh Aomori, Akita và Yamagata.

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết chưa phát hiện thấy những hiện tượng bất thường tại các Nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 (Fukushima Daiichi) và Fukushima số 2 (Fukushima Daini).

Người phát ngôn của TEPCO cho biết sẽ tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của trận động đất, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại hệ thống làm mát của các lò hạt nhân vẫn hoạt động. Trước đó, công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân này đã phải sơ tán sau khi chính quyền cảnh báo sẽ có sóng thần.

Theo các cơ quan truyền thông Nhật Bản, trận động đất cũng ảnh hưởng tới thủ đô Tokyo và các tỉnh miền Đông nước này. Nhiều chuyến tàu cao tốc đã tạm thời ngừng hoạt động. Hiện vẫn chưa có thông tin thiệt hại về người và vật chất do trận động đất gây ra.

Các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất mạnh 9,1 độ Richter, kèm theo sóng thần ngày 11/3 khiến 23.000 người thiệt mạng và mất tích. Nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 đã bị hư hại và rò rỉ phóng xạ ra môi trường./.

Ngày đăng: 07:39 | 08/07/2011
Ấn Độ dự kiến nhập 350 tấn vàng và 1,200 tấn bạc năm 2011-12 khi nhu cầu kim loại quý liên tục trong nước tăng nhanh

Ấn Độ là nhà nhập khẩu và tiêu thụ vàng và bạc lớn nhất thế giới. Vì sản xuất vàng trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng nên nước này đã nhập khẩu  hàng trăm tấn vàng và bạc mỗi năm

Thông tin mang tính chất tham khảo


Ngày đăng: 02:14 | 08/07/2011
Các nhà đầu tư cá nhân Mỹ tỏ ra lo lắng về việc sẽ bị ngừng giao dịch vàng trên sàn OTC do tuân thủ điều khoản của đạo luật Dodd-Frank, có hiệu lực vào 16/7 tới đây.
Cuối tuần truớc, tập đoàn tài chính Gain Captial, chủ của trang web Forex.com - một trong các sàn giao dịch ngoại tệ phổ biến dành cho các nhà đầu tư cá nhân, đã thông báo tới tất cả các khách hàng của họ về việc sẽ đóng các tài khoản đối với nhà đầu tư cá nhân người Mỹ vào cuối ngày 15/7 theo nguyên tắc của đạo luật Dodd-Frank.
Vàng là một tài sản hấp dẫn đầu tư và có khả năng sinh lợi rất lớn. Tuy nhiên, việc giao dịch vàng bạc trên thị trường OTC đã tạo cơ hội cho nhà đầu tư gia nhập thị trường đầu cơ, dùng các phương pháp đòn bẩy, và có nguy cơ gian lận - những điều mà Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Kỳ hạn Mỹ (CFTC) luôn đặt mục tiêu hàng đầu phải kiểm soát.
Đạo luật Dodd-Frank được thông qua gần 1 năm trước đây, nhằm giám sát thị trường tài chính và bảo vệ người tiêu dùng cuối cùng. Trong đạo luật có mục 742 a nêu rõ: đến ngày 17/6, sẽ cấm các giao dịch hàng hoá với một người mà không phải là người tham gia hợp đồng đủ tư cách hoặc một tổ chức thương mại đủ tư cách, trên một nền tảng đòn bẩy tài chính hoặc lợi nhuận, và không thực sự chuyển giao trong vòng 28 ngày.
Tuy nhiên, điều đó có nghĩa, nhà đầu tư cá nhân vẫn sẽ được tham gia vào thị trường nếu thanh toán đầy đủ và việc chuyển giao hàng hoá thực sự được thực hiện trong vòng 28 ngày.
Hạn chế này dự kiến sẽ có tác động nhất định tới hoạt động giao dịch của thị trường.

Ngày đăng: 07:21 | 08/07/2011
Giá vàng và đồng có thể tăng cao sau khi xảy ra đình công tại mỏ vàng lớn nhất thế giới Grasberg của Freeport.

Các cuộc đàm phán hôm nay giữa công nhân Indonesia và hãng quản lý Freeport McMoRan Copper & Gold đã thất bại, khiến mỏ ngừng hoạt động. Giá vàng và đồng có thể tăng cao sau khi xảy ra đình công tại mỏ vàng lớn nhất thế giới Grasberg của Freeport.

Chính quyền địa phương cho biết, hoạt động sản xuất đã ngừng hoàn toàn. Hơn 8.000 công nhân đã biểu tình bên ngoài trụ sở của công ty tại Papua, khiến nhiều tuyến đường chính tại đây bị ách tắc.

Thông thường mỗi ngày có 120 xe tải chuyển nguyên liệu đi từ khu mỏ, nhưng hôm nay chỉ còn khoảng 10 xe.

Các công nhân đang đòi tăng lương. Hiện, thợ mỏ Papua kiếm được 3 USD/giờ, thấp hơn nhiều so với mức 30 USD tại các mỏ khác của Freeport McMoRan trên khắp thế giới.
Thông tin mang tính chất tham khảo

Ngày đăng: 05:58 | 09/07/2011
Kế hoạch giải cứu bằng cách gia hạn nợ cho Hy Lạp sẽ khiến cho kết cục vỡ nợ tại đây đến nhanh hơn, Standard & Poor cảnh báo.
Mới đây, S&P cho biết Hy Lạp có thể bị vỡ nợ nếu nước này thực hiện kế hoạch gia hạn nợ được các ngân hàng Pháp ủng hộ. Theo đó, các ngân hàng Pháp, là chủ nợ lớn của Hy Lạp, đề xuất ý tưởng mua lại các trái phiếu đến hạn của nước này với kỳ hạn mới.
Có thể số nợ 330 tỷ bảng Anh của Hy Lạp chưa đủ lớn để gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng một khi tiền lệ vỡ nợ được thiết lập trong khu vực đồng tiền chung, các nhà đầu tư sẽ quay lưng với khoản nợ của những nước đang khó khăn khác như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Đáng lo ngại hơn khi các ngân hàng phương Tây và những đại gia phố Wall đang nắm giữ rất nhiều hợp đồng bảo hiểm nợ từ những nước trên, do đó phí chi trả bảo hiểm khi các nước này vỡ nợ sẽ lên mức khổng lồ. Trong khi Đức và Pháp là 2 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu Hy Lạp vỡ nợ, thì các ngân hàng và công ty bảo hiểm của Mỹ sẽ phải chiu trách nhiệm lớn nhất trong việc chi trả bảo hiểm nợ của Hy Lạp.
Cuối tuần trước, các Bộ trưởng Tài chính của khu vực đồng tiền chung euro đã đi đến quyết định sẽ hỗ trợ cho Athens 8,7 tỷ Euro (12,6 tỷ euro) từ gói cứu trợ 110 tỷ euro đã thống nhất năm ngoái, để giúp chính phủ nước này tiếp tục hoạt động qua mùa hè. Trong ngắn hạn, khoản viện trợ này sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ phá sản của Hy Lạp.
Tuy nhiên, các Bộ trưởng Tài chính của Eurozone không dễ đưa ra gói cứu trợ tiếp theo, trị giá 90 tỷ euro, giúp Hy Lạp cầm cự cho đến năm 2014 – thời điểm mà nước này được kỳ vọng sẽ có thể trở lại thị trường tín dụng. Chính vì bài toán hóc búa này mà cuộc thảo luận về gói trợ cấp đã diễn ra trong nhiều tháng nay nhưng chưa đi đến hồi kết.
Hôm 27/6, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết các ngân hàng Pháp đã thông qua một kế hoạch tái đầu tư các khoản nợ của Hy Lạp đáo hạn từ nay đến 2014 thành chứng khoán dài hạn. Các ngân hàng lớn của Đức cũng đã đồng ý gia hạn cho một số khoản nợ của Hy Lạp.
Tuy nhiên, Standard & Poor cho rằng những trao đổi và tái cơ cấu nợ như vậy là chính là một kiểu vỡ nợ, bởi đó là một khoản đầu tư không có tiềm năng, lợi nhuận mang lại còn thấp hơn lãi suất của chứng khoán ban đầu. Và trong kế hoạch gia hạn của các ngân hàng Pháp đều tiềm ẩn cả hai điều trên.
Vào tháng trước, S&P đã hạ xếp hạng của Hy Lạp từ B xuống CCC, mức xếp hạng thấp nhất thế giới và đưa ra quan điểm rằng, bất kỳ sự tái cơ cấu nợ nào của nước này cũng sẽ dẫn đến vỡ nợ.


Ngày đăng: 09:13 | 09/07/2011
Giá dầu thô đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần vì báo cáo việc làm không như kỳ vọng, cho thấy nền kinh tế thực sự khó khăn và mở ra triển vọng u ám về nhu cầu.
Giá dầu thô Brent giảm mạnh giữa phiên nhưng sau lại hồi phục và đi ngang vào cuối phiên bởi các thông tin về sản xuất dầu sụt giảm ở Biển Bắc. Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng 6% và khoảng cách giữa hai loại dầu chuẩn Brent/WTI lên trên 22 USD/thùng, chỉ kém 1 USD so với khoảng cách kỷ lục thiết lập 3 tuần trước.
Khối lượng giao dịch đã cải thiện so với vài tuần gần đây khi nguyên liệu thô biến động tốt hơn thị trường chứng khoán sau thông tin tăng trưởng lĩnh vực việc làm gần như đóng băng trong tháng 6.
Bộ Lao động Mỹ công bố, số việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ tăng 18.000 trong tháng 6 – mức tăng yếu nhất kể từ tháng 9 năm ngoái và chỉ bằng 20% so với kỳ vọng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên mức 9,2%.
Đóng cửa phiên 8/7, giá dầu Brent giao tháng 8 tại London giảm 26 cent xuống 118,33 USD/thùng, trong phiên giá dao động từ 166,88 – 119,87 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ tăng 5,87%, sau khi tăng 6,33% trong tuần trước.
Giá dầu thô WTI tại New York giảm 2,47 USD xuống 96,2 USD/thùng và rơi xuống dưới mức trung bình 1 tháng qua là 96,84 USD/thùng. Tính chung tuần, dầu WTI tưang 1,33%, tuần tăng thứ hai liên tiếp.
Các nhà phân tích cho rằng, dữ liệu việc làm thực sự đã tác động lên giá dầu bởi mở ra triển vọng u ám về nhu cầu. Thị trường lao động như vậy đã suy yếu 2 tháng liên tiếp.
Hai tuần tăng liên tiếp của giá dầu mỏ sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế mở kho dự trữ, cho thấy động thái này thực sự không mang đến hiệu quả như kỳ vọng và cũng không đủ ngăn cản thị trường khỏi sự thiếu hụt vào cuối năm.
Theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Mỹ, các quỹ quản lý tiền tệ đã tăng vị thế mua của họ đối với dầu thô quyền chọn và kỳ hạn trong tuần trước.

Emily Thuy



Ngày đăng: 04:43 | 08/07/2011
Ngày 8/7, Tòa án Pháp sẽ tiến hành cuộc điều tra với tân Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde, xung quanh một vụ án chi tiền sai mục đích từ năm 2008.
Tòa án Tư pháp đang đang xem xét vấn đề lạm quyền của bà Lagarde. Một nguồn tin cho hay, nhiều khả năng, tòa án này sẽ quyết định tiến hành cuộc điều tra chính thức đối với bà.
Lagarde, người giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp trước khi tiếp quản Tổng Giám đốc IMF vào tuần trước bị cáo buộc bí mật chi tới 285 triệu Euro cho một doanh nhân - người bạn của Tổng thống Nicolas Sarkozy - để dàn xếp tranh chấp với một ngân hàng quốc doanh. Tuy nhiên, bà Lagarde vẫn phủ nhận cáo buộc này.
Xuất hiện trước báo giới lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức tại IMF hôm 6/7, bà Lagarde một lần nữa khẳng định các cáo buộc bà lạm dụng quyền hạn và chức vụ là không có cơ sở và mang động cơ chính trị.
Các chuyên gia nhận định, trong trường hợp Pháp mở một cuộc điều tra đối với bà Lagard, thì vụ việc có thể kéo dài trong nhiều năm.
Mặt khác, một cuộc thẩm vấn cũng có thể mất vài tháng để đưa ra những bằng chứng, lý lẽ đủ cơ sở. Bên cạnh đó, công tố viên Jean Louis Nadal, người theo đuổi vụ án này vừa mới nghỉ hưu cuối tháng 6. Tòa án cần ngay lập tức tìm một cái tên lấp vào vị trí còn trống do công tố viên Nadal để lại trước khi mở cuộc điều tra.
Như vậy vẫn đủ thời gian để cho bà Lagarde thể hiện mình trong vai trò chèo lái IMF vượt qua những cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tuy nhiên, theo Reuters, cho dù trường hợp không có bằng chứng về việc bà Lagarde có thể thu lợi cá nhân từ vụ việc này, thì một cuộc điều tra pháp lý lại xảy ra đối với người đứng đầu có thể khiến tổ chức này khó xử khi IMF đang cố gắng chuyển sang một trang mới sau vụ việc lãnh đạo tiền nhiệm, ông Dominique Strauss-Kahn, bị cáo buộc tấn công tình dục tại New York.
Fiona thuy

 

Cuộc chiến tiền tệ chưa chấm dứt


 Ngày 06/07/2011
Chính phủ nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới còn lâu mới đạt được khung chính sách điều tiết tỷ giá các đồng tiền.
Ông Guido Mantega, Bộ trưởng Tài chính Braxin, khẳng định chính phủ nước này đang chuẩn bị đưa ra một loạt biện pháp để ngăn đồng real tăng giá khi cuộc chiến tiền tệ toàn cầu chưa hề có dấu hiệu bớt căng thẳng.

Phát biểu với FT tại London, ông Mantega khẳng định chính phủ nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới còn lâu mới đạt được khung chính sách điều tiết tỷ giá các đồng tiền và hiện nay đang tồn tại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc chiến tiền tệ chắc chắn chưa qua.

Ông Mantega khẳng định tăng trưởng kinh tế ở mức thấp và lãi suất thấp tại nhóm nền kinh tế phát triển sẽ vẫn tiếp tục tạo ra áp lực lên đồng nội tệ của Braxin. Chính phủ Braxin sẽ buộc phải tính đến biện pháp can thiệp vào tỷ giá đồng tiền và thị trường phái sinh.

Ông nói với FT: “Chúng tôi luôn có biện pháp mới để áp dụng”. Ông muốn khẳng định rằng các biện pháp sẽ không được thông báo trước.

Ngày thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Braxin đã mua vào đồng USD để tăng dự trữ ngoại hối và giảm áp lực tăng giá lên đồng real.

Những tuần gần đây, đồng real của Braxin đã lên sát mức cao nhất trong 12 năm so với đồng USD thế nhưng hạ 0,7% trong phiên ngày thứ Ba,

Quyết định hạn chế đồng nội tệ tăng giá của Braxin cho thấy thế tiến thoái lưỡng nan mà chính phủ nhiều nước đang phát triển nhanh, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Colombia và Nga, đương đầu bởi để đồng nội tệ tăng giá hạn chế kinh tế nội địa tăng trưởng nóng nhưng tác động xấu đến các ngành của nội địa.

Chính phủ Braxin sẽ phải tiến hành nhiều hành động khác bởi lãi suất nội địa hiện đã ở mức quá cao. Việc nâng lãi suất sẽ chỉ khiến dòng vốn tìm đến nước này nhiều hơn. Chính phủ Braxin cho đến nay đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau, trong đó bao gồm đánh thuế đầu tư vào trái phiếu, hạn chế đồng real lên giá."

 


Ngọc Diệp
Theo FT


Euro giảm giá sau khi Moody's hạ xếp hạng của Bồ Đào Nha


Euro xuống gần mức thấp nhất trong 1 tuần so với USD do lo ngại khủng hoảng nợ lan rộng tại châu Âu.
Đồng Euro xuống gần mức thấp nhất trong 1 tuần so với USD trước lo ngại khủng hoảng nợ ở châu Âu sẽ xấu đi và sự phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại, làm giảm nhu cầu đối với các tài sản lợi tức cao.

Đồng Euro vẫn duy trì mức giảm 0,4% so với đồng Yên ngày hôm qua sau khi Moody’s hạ xếp hạng nợ của Bồ Đào Nha xuống mức dưới đầu tư ngay trước cuộc họp các nhà đầu tư trái phiếu Hy Lạp và các quan chức châu Âu ở Pháp, bàn về vai trò của họ trong gói giải cứu thứ 2 cho Hy Lạp.

Một báo cáo tuần này được dự báo rằng, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giữ nguyên ở mức 9,1%. Đồng đô la Úc kết thúc 2 ngày giảm giá trước một dự báo việc làm mới ở nước này gia tăng.

Đồng Euro giao dịch tại 1,4435 USD/EUR lúc 9h19 tại Tokyo. Euro giảm giá so với Yên xuống 116,89 Yên/EUR từ 116,97 Yên/EUR. Đồng USD giao dịch ở 80,98 Yên/USD từ 81,07 Yên/USD.

Tuyết Mai
Theo Bloomberg

USD tăng giá trước dự báo Trung Quốc tiếp tục thắt chặt tiền tệ


USD tăng giá trở lại so với Euro bất chấp dự báo ECB sẽ nâng lãi suất trong tuần này.
Đồng USD tăng giá trở lại so với Euro với dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, gia tăng nhu cầu mua USD như một tài sản an toàn.

Trước đó, đồng Euro đã lên gần mức cao nhất trong 4 tuần so với đồng Yên nhờ dự đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất trong tuần này bất chấp nguy cơ Hy Lạp có thể vỡ nợ bất cứ lúc nào. Euro cũng lên gần mức cao nhất trong 3 tuần so với đồng USD.

Đồng đôla New Zealand tăng lên mức cao kỷ lục sau một báo cáo cho thấy niềm tin kinh doanh trong nước hồi phục trong quý 2.

Đông USD tăng lên 1,4508 USD/EUR lúc 10h32 sáng tại Tokyo từ 1,4539 USD/EUR ngày hôm qua tại NewYork.

Đồng Euro giao dịch ở 117,46 Yên/EUR lúc 7h48 tại Tokyo từ 117,47 Yên/EUR tại New York ngày hôm qua. USD tăng giá so với Yên lên 80,80 Yên/USD từ 80,76 Yên/USD.

Tuyết Mai
Theo Bloomberg

Đồng won Hàn Quốc tăng giá mạnh nhất châu Á


Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 1,6 tỷ USD cổ phiếu trên thị trường Ấn Độ, Indonexia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Philippin.
Các đồng tiền châu Á có tuần tăng giá mạnh nhất tính từ tháng 4/2011, dẫn đầu bởi đồng won Hàn Quốc và đồng ringgit của Malaysia.

Nguyên nhân chính khiến các đồng tiền tăng giá chính là việc các Ngân hàng Trung ương nâng lãi suất và lo lắng về khả năng Hy Lạp vỡ nợ giảm bớt.

Ngày 30/06/2011, Ngân hàng Trung ương Đài Loan nâng lãi suất. Tháng 5/2011, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ và Hàn Quốc cũng nâng lãi suất.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 1,6 tỷ USD cổ phiếu trên thị trường Ấn Độ, Indonexia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Philippin.

Các nhà hoạch định chính sách Hy Lạp đã ủng hộ dự thảo thắt chặt ngân sách để nhận được tiền giải cứu.

Ông Mirza Baig, chiến lược gia về thị trường tiền tệ tại Deustche Bank AG, cho rằng việc Hy Lạp bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách đã giúp nhà đầu tư nghĩ được nhiều hơn ra ngoài khu vực đồng tiền chung châu Âu, tạm bớt lo lắng về vấn đề tại khu vực này và nhận ra tiềm năng tăng trưởng tại châu Á mạnh hơn so với khu vực còn lại trên thế giới. Các Ngân hàng Trung ương khu vực đang nâng lãi suất và cho thấy sự lạc quan vào nền kinh tế của họ. Tiền đang đổ vào cổ phiếu.

Chỉ số đôla châu Á do JP Morgan và Bloomberg tính toán, chỉ số theo dõi biến động của 10 loại tiền được giao dịch nhiều nhất tại châu Á không tính đồng yên, tăng 0,56%, mức tăng mạnh nhất từ ngày 01/04/2011.

Đồng won tăng giá 1,2% trong tuần lên 1.069 won/USD. Đồng Ringgit tăng 1,2% lên 3,01 ringgit/USD, đồng rupee của Ấn Độ tăng 0,9% lên 44,59 rupee/USD.

Đồng won Hàn Quốc tăng giá tuần thứ 2 sau khi báo cáo từ chính phủ Hàn Quốc cho thấy lạm phát đang tăng cao. Lạm phát tại Hàn Quốc tháng 6/2011 tăng 4,4% sau khi tăng 4,1% trong tháng 5/2011. Xuất khẩu tháng 6/2011 tăng 14,5% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 3,3 tỷ USD.

Ngọc Tuấn
Theo Bloomberg


Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Xê Út và Braxin sẽ chèo lái nhu cầu dầu mỏ thế giới

 


Barclays cho rằng, tăng trưởng tiêu thụ dầu từ 4 nước này sẽ chiếm 82% trong tăng trưởng tiêu thụ dầu của thế giới, so với mức 62% của năm 2007 và 28% cách đây 10 năm. 
Ngân hàng Barclays Capital nhận định, sự thống trị của các nước không thuộc OECD trong tiêu thụ dầu mỏ đã trở thành quỹ đạo chung của nhu cầu dầu toàn cầu trong những năm qua.

Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước tiêu thụ dầu hàng đầu, đóng góp khoảng 0,97 triệu thùng/ngày trong tăng trưởng nhu cầu năm tới, các nước Trung Đông sẽ tăng thêm 0,2 triệu thùng/ngày.

3 trụ cột của nhu cầu dầu mỏ ngoài OECD là Trung Quốc, Ấn Độ và Ả Rập Xê Út dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân 0,95 triệu thùng/ngày trong năm tới, đóng góp 69% vào tăng trưởng nhu cầu năm 2012, so với mức 62,5% (1,05 triệu thùng/ngày) trong năm nay.

Thêm Braxin vào nhóm trụ cột, tăng trưởng tiêu thụ dầu từ 4 nước này sẽ chiếm 82% trong tăng trưởng tiêu thụ dầu của thế giới năm tới, so với mức 62% của năm 2007 và chỉ 28% cách đây 10 năm.

Về nguồn cung, Barclays dự báo sản lượng của OPEC sẽ đạt bình quân 30,5 triệu thùng/ngày trong năm 2011, tương đương dự báo 30,1 triệu thùng/ngày của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), do Ả Rập Xê Út và các thành viên khác tăng sản lượng, bù đắp mất mát từ Lybia.

Ngân hàng đồng thời dự báo giá dầu sẽ tăng năm tới, với dầu Bent ở 115 USD/thùng và dầu thô là 110 USD/thùng, so với lần lượt 112 USD/thùng và 100 USD/thùng của năm nay bởi nhu cầu mạnh từ các thị trường đang nổi.

Minh Vân
Theo Commodity

Mỹ và châu Âu sẽ cùng “chìm nghỉm”


Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đương đầu với vấn đề mất kiểm soát tài chính công, hệ thống chính trị hoạt động quá yếu kém. 
Tại Washington, Mỹ, người ta tranh luận với nhau về mức trần nợ. Tại Brussels, Bỉ, người ta đang điên đầu với khối nợ. Vấn đề căn bản tại cả 2 khu vực đều giống nhau. Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đương đầu với vấn đề mất kiểm soát tài chính công, hệ thống chính trị hoạt động quá yếu kém và không giải quyết được vấn đề. Cả Mỹ và châu Âu đều là “con thuyền đang chìm”.

Các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề nợ tại Mỹ và Liên minh châu Âu mang tính nội bộ đến nỗi không mấy người nhận ra mối liên hệ.

Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, rõ ràng tăng trưởng kinh tế thời kỳ tiền khủng hoảng có được nhờ việc tín dụng tăng trưởng nóng và nguy hiểm. Tại Mỹ, chủ sở hữu nhà đất ở trung tâm của khủng hoảng. Tại châu Âu, chính phủ nhóm nước như Hy Lạp hay Italia tận dụng lãi suất thấp để vay tiền vô độ.

Khủng hoảng tài chính năm 2008 và hậu quả của nó đã đánh một cú mạnh vào tài chính công, nợ công tăng vọt. Tại cả châu Âu và Mỹ, cú sốc này cùng với áp lực nhân khẩu học đang tạo áp lực lớn hơn lên ngân sách công. Nhóm người thuộc thời kỳ “bùng nổ trẻ em” sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai bắt đầu đến tuổi về hưu.

Cuối cùng, tại cả hai khu vực bên bờ Đại Tây Dương, khủng hoảng kinh tế đang gây chia rẽ chính trường, vì vậy chính phủ các nước sẽ càng gặp khó hơn nếu muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề nợ.

Bao nhiêu năm qua, người ta đã không coi trọng ý tưởng rằng cả châu Âu và Mỹ là hai mặt của cùng một cuộc khủng hoảng bởi giới quan chức cao cấp của cả 2 bên đều nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa mô hình Mỹ và châu Âu.

Trong không ít hội nghị tại châu Âu, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia tranh luận nhau về việc đưa thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt như Mỹ hay bảo vệ mô hình thị trường lao động của châu Âu.

Có nhóm muốn Brussels vượt Washington để trở thành kinh độ của liên bang thực sự và có nhiều người khẳng định mô hình một nước Mỹ ở châu Âu hoàn toàn không khả thi.

Các cuộc tranh luận chính trị tại Mỹ vẫn sử dụng châu Âu như điểm tham chiếu. Nhiều chính trị gia đang cho rằng Tổng thống Obama đang nhập khẩu tư tưởng kiểu châu Âu để coi Tổng thống Mỹ như một chính trị gia không thuần Mỹ. Một số người khác lại nhìn vào châu Âu như một khu vực làm mọi thứ một cách khác biệt và tốt hơn trên một số phương diện, ví dụ như cung cấp dịch vụ y tế.

Thế “tiến thoái lưỡng nan” của cả hai khu vực có nhiều điểm chung: nợ cao, kinh tế yếu kém, hệ thống phúc lợi xã hội ngày một tốn kém, nỗi sợ về tương lai và bế tắc chính trị.

Đình Hảo - Ngọc Diệp
Theo FT

Related Posts by Categories



Widget by Hoctro | Blogger Custom

0 nhận xét:

Đăng nhận xét